hoàn lại học bổng mình nhận trước kia, để số tiền này lại có thể giúp một
bạn học nghèp khác.
Người mẹ hai con vẫn thi thạc sĩ đỗ đầu, lại chuẩn bị thi tiến sĩ. Bốn
mươi lăm tháng trời vất vả, nghiên cứu các chất phóng xạ, cùng chồng tìm ra
hai kim loại mới, và cả phương thức khai thác. Một thành công kỳ diệu đã
đem lại cho hai vợ chồng giải Noben vật lý 1903, chung với một nhà bác học
nổi tiếng đương thời.
Người quả phụ 38 tuổi, trong bước thảm khốc của đời mình đã nén
đau thương, tần tảo lao động nuôi con và chăm sóc bố chồng già, lại đảm
đương trọng trách thay chồng một cách xuất sắc, tiếp tục nghiên cứu, phát
minh, đặt nền móng cho một khoa học và một công nghiệp mới, giật thêm
một Noben về hoá học. Có thể cho con cái một gia tài lớn, nhưng bà đã đem
lại cho nhà nước Pháp mảnh kim loại trị giá một triệu “francs” và đem tiền
thưởng Noben cùng trang sức của mình chuyển thành quốc trái, với ý nghĩ
đơn giản mà cao đẹp: “con cái nó phải tự kiếm sống là điều lành mạnh tất
nhiên”. dạy dỗ con gái thành tài, sau này cũng nối nghiệp mẹ và cũng được
giải Noben (1934).
Nữ bác học nổi tiếng vẫn giữ bản chất tốt đẹp của một người lao
động, cần mẫn, giản dị, không hay nói đến mình, không thích tiền tài, danh
vọng, chỉ say sưa nghiên cứu, chỉ muốn làm việc và cống hiến. Trong chếin
tranh, ra tiền tuyến với chiếc xe điện quang tự thiết kế, bà lăn lộn khắp chiến
trường cứu chữa thương binh, như một chiến sĩ, chẳng nề hà gian khổ, chẳng
đòi hỏi đối xử riêng biệt. Nhìn rõ trách nhiệm của người trí thức “không thể
đứng trên cuộc chiến đấu và sẽ phản lại sứ mệnh của mình, nếu không kiên
trì bảo vệ văn minh và tự do tư tưởng”. Chính nhờ đi vào thực tế cuộc sống
chiến đấu mà bà đã có thêm nhiều thành tựu độc đáo về khoa học ứng dụng
và kỹ thuật thực hành. Như đã thấy được đây là cả một sự nghiệp quần
chúng, bà đã đào tạo hàng trăm người làm công tác khoa học kỹ thuật là con
em nhân dân lao động cho yêu cầu thời chiến. Càng tha thiết đến tiền đồ
khoa học, bà càng quan tâm đến “những tài năng chưa phát triển, trong
những tầng lớp xã hội ít được nâng đỡ” vì “một nông dân, một công dân, biết
đâu chẳng là mầm mống một nhà văn, nhà bác học, hoạ sĩ?”
Nhà tri thức chân chính và từng trải đã thành một người có tài tổ
chức và cổ vũ, ra sức vun đắp thế hệ trẻ với lòng hy sinh cao cả, vừa chỉ đạo
chuyện môn, vừa hoạt động xã hội “chú trọng phát triển các học bổng quốc