báo. Bố mẹ đã có thời gian để suy nghĩ. Đó là một quyết định đã được đo
lường chín chắn. Báo chí muốn biết điều gì đã xảy ra, còn bố mẹ thì không
muốn người ta quên con. Ngày 13 tháng Sáu năm 2013, bố mẹ đã nộp thêm
một lá đơn kiện.
Bài báo đăng trên tờ Le Figaro ấy đã thổi bùng lên hai luồng phản ứng,
một là pháp lý và bên kia là hành chính.
Ngài kiểm sát trưởng đã quyết định tiếp bố mẹ trong vài tuần sau đó,
vào đầu tháng Bảy, như mẹ đã kể phía trên. Vả lại rất lầu sau này mẹ khám
phá ra rằng thầy Hiệu trưởng đã cầu cứu đến Bộ Giáo dục vào đầu mùa hè
đó: “Tôi cần một sự bảo vệ pháp lý chống lại những kẻ gièm pha.” Làm sao
người ta có thể coi một người mẹ là “kẻ gièm pha” nhỉ? Chắc chắn là người
mẹ ấy đang giận dữ, nhưng chỉ là một người mẹ muốn tìm tên điểm mặt cho
nỗi đau đã cuốn con gái của mình đi mất thôi mà.
Vào thời kỳ đó, mẹ cũng đã chấp nhận một cuộc trò chuyện ngắn với
một chú nhà báo ở kênh truyền hình France 3, kênh phát vào buổi 13 giờ
ngày mùng hai tháng Bảy, sau đó phát lại vào buổi 19 hay 20 giờ cùng ngày.
Chính thời điểm ấy, khi vào Facebook mẹ đã phát hiện ra những tin nhắn tức
tối, vô lễ rất trẻ con được bọn trẻ trong trường Trung học cơ sở của con đăng
lên, dạng như: “Bọn này phiền toái thật, lũ nhà báo ngu xuẩn, chuyện lại bắt
đầu rồi, chúng mình sẽ có kỳ nghỉ hè tồi tệ, nếu họ đệ đơn kiện thì chúng
mình sẽ lại có những cuộc thẩm vấn, bọn tôi muốn sống cuộc đời của mình”
v.v... Đó chỉ là bài báo thứ hai trong bốn tháng và cuộc phỏng vấn đầu tiên
của bố mẹ trên đài truyền hình. Chúng ta ngược lại đã cầm cương tốt “lũ nhà
báo ngu xuẩn” này.
Trong những ngày đó, một cô gái đã động lòng trắc ẩn trên Facebook.
Không, Marion ạ, không phải vì con đâu, không phải vì bố mẹ, mà cô ấy
khuyên nhủ chính đám bạn của mình rằng họ nên gắn bó với nhau. Sự lộn
xộn bao trùm lên mọi thứ. Người này thì nổi giận chống lại các nhà báo,
chống lại những người tin mẹ và tất cả những ai dìm họ xuống. Người khác
thì rên rỉ rằng đó không phải là lỗi của họ, rằng họ chẳng thể làm được gì.