"Bộ Giáo dục có nghĩa vụ phải bảo vệ các học sinh và nhân viên chống
lại mọi hình thức bạo lực, bao gồm cả những bạo lực xảy ra thường nhật,
dẫu không xuất đầu lộ diện thì chúng cũng là nguyên do đau đớn và thường
xuyên là cội nguồn của những sự kiện thương tâm nhất”. Đây là chính sách
chính thức được công bố trong khuôn khổ chương trình “Tái xây dựng nền
móng trường học” được Bộ trưởng Vincent Peillon ký sắc lệnh ban hành vào
kỳ khai trường năm 2013. Năm trăm phụ tá phòng ngừa và phụ tá an ninh đã
được tuyển mộ trong số nhân sự của các trường học kể từ tháng Mười một
năm 2012. Họ là những ai chứ? Họ ở đâu?
Chẳng ngạc nhiên khi thấy họ vô hình. 500 người được đào tạo để
phòng chống bạo lực cho 64.000 trường học và 12 triệu học sinh, thật đáng
buồn, đó chỉ như là muối bỏ biển.
Chúng ta chẳng nên bỏ mặc lũ trẻ một mình với sự cô độc khi đối diện
với bọn quấy rối, đối diện với sự hèn hạ của đám bạn cùng lớp đã không
dám đứng lên chống lại một nhóm những kẻ ngạo mạn ra mặt nắm quyền.
Không nên đợi đến khi có cái chết xảy ra rồi mới nhúc nhích. Dập tắt đám
cháy là tốt. Nhưng tốt hơn là làm sao để đám cháy đừng có xảy ra.
Ở nơi công cộng, người ta cho lắp đặt những bộ máy và gọi tên chúng
là máy dò khói. Thế nếu chúng ta có thể đặt những bộ máy dò kẻ quấy rối và
máy dò học sinh bị quấy rối thì sao nhỉ, đó hẳn sẽ là một bước khởi đầu tốt.
Cần phải sáng tạo ra cỗ máy đó, giống như còi báo động sẽ được bật mở
trong trường hợp có cháy.
Ngày nay, các giáo viên, các quản sinh, tất cả những người tạo khuôn
phép cho trẻ em ở trường học đều không được trang bị để phát hiện thấy
thảm kịch bao phủ lên không khí nơi đó. Ta hẳn có thể có những nhân sự
được đào tạo đặc biệt, họ sẽ đi công tác tuần tra trong các trường. Các y tá
trường học, chẳng hạn thế, họ hẳn có thể gợi mở cho học sinh thổ lộ tâm tư,
nhận thấy sự khó ở day dứt nơi những học trò bị trầm uất. Ta hẳn có thể tổ
chức những bộ phận thường trực trong các trung tâm dành cho giới trẻ. Nên
đào tạo tất cả các giáo viên và quản sinh, cho dù chuyên ngành của họ là gì,