mạnh mẽ cả. Nhưng đó là một ảo tưởng. Bởi trên thực tế thì điều này là
ngược lại, một lời thú tội rành rõ về sự yếu đuối, một bằng chứng khủng
khiếp của sự đớn hèn cá nhân.
Nếu mẹ là Hiệu trưởng trường con, mẹ sẽ đến chia buồn và xin lỗi, mẹ
sẽ đề nghị từ chức hay ngược lại, mẹ sẽ cố gắng thay đổi trường của mình
thành trường điểm. Mẹ sẽ lồng và treo một bức ảnh lớn của Marion để người
ta không quên nó, để câu chuyện của nó là một bài học. Mỗi ngày, lũ trẻ sẽ
thấy nó khi bước qua cổng chính. Làm thế nào để có thể sửa chữa sự phi lý
đến nhường ấy đây?
Thầy Hiệu trưởng thậm chí còn chẳng muốn dành cho con một phút
mặc niệm. “Phải lật sang trang mới, cuộc sống vẫn tiếp tục.” - ông ấy đã
tuyên bố như thế vào hôm sau ngày con chết như là một câu lệnh vậy. Chính
những học trò đã đấu tranh nài nỉ để người ta tặng cho con một phút mặc
niệm ấy.
“Cuộc sống vẫn tiếp tục”, họ nói thế. Nhưng điều vẫn tiếp tục ở trường
học là nạn quấy rối. Một nữ học sinh Trung học cơ sở đã bị các học sinh
khác tấn công trong phòng thay đồ bằng bật lửa và hộp xịt khử mùi: “Chúng
tao sẽ biến mày thành một cái mỏ hàn” - chúng nói. Romain đã bị chúng
nắm tóc kéo lê trên nền đất. Bức ảnh được đăng lên mạng Internet hình như
đã được chụp trong nhà vệ sinh của trường.
Một số quốc gia đã có những chuyển biến thành công trong chủ đề này.
Nhờ có chính sách cương quyết, nước Phần Lan đã chia ba số vụ quấy rối
trong vòng mười lăm năm. Thụy Điển và Canada đã giảm được tỉ lệ hạnh
kiểm xấu nơi các trẻ vị thành niên. Trong các quốc gia thuộc khối Anh ngữ,
các Nguyên thủ như Barack Obama hoặc David Cameron đã lên tiếng về
chủ đề này và các nhân vật nổi tiếng như Kate Middleton đã bước ra khỏi sự
im lặng, bằng sự đấu tranh, để nói: “Tôi cũng vậy, tôi đã từng là nạn nhân
của nạn quấy rối.”
Cần phải học hỏi những sáng kiến từ nước ngoài và thôi kiểu tự hài
lòng với một bài diễn văn rao giảng đạo đức mà chẳng bao giờ được áp dụng