Mẹ đã nói điều ấy với các bác sỹ tâm lý mà gia đình mình gặp gỡ kể từ
khi con ra đi. Tại sao nhỉ, đúng rồi, tại sao lại gạch bỏ bố mẹ và các em ra
khỏi phạm vi nhỉ? Họ đã giải thích: “Đó là bởi ông bà và các cháu bé khác
không phải là nguyên nhân nỗi thống khổ của cháu.”
Trong lúc suy nghĩ về điều đó, mẹ đã hiểu ra một chuyện khác. Mẹ tin
chắc rằng con đã không thực sự muốn chết. Con chỉ hy vọng không phải
chịu đau đớn nữa thôi, tựa như một người vào cuối cuộc đời. Sống thì phục
vụ cho cái gì nếu như chỉ để đau đớn thôi?
Hơn nữa trong lá thư của con, con viết như thể còn có ngày mai, còn có
tương lai phía trước. Khi nói với một trong đám “bạn học” của con, con
dùng thời hiện tại, con cầu khẩn bạn ấy: “Tớ xin bạn, đừng có gào ‘Tởm đến
thế là cùng!’ ngay trong giờ học nữa.” Người ta nói như thế ngay trước khi
ra đi mãi mãi ư?
Con đã đặt dấu chấm hết với nỗi đau đớn, trong lúc vẫn nuôi niềm hy
vọng đến tận cùng có ai đó ngăn điều ấy lại. Chính vì thế nên mẹ nghĩ rằng
người ta hẳn có thể tránh được cái chết của con. Và chính vì thế nên bố mẹ
đang tự mình nhận lỗi. Và chính vì thế mà những “người-bạn-giả-tạo” của
con, đến lượt chúng, cũng sẽ phải thực hiện điều này.
Thay vào đó, họ lẩn tránh bố mẹ. Họ coi bố mẹ là kẻ thù. Tất nhiên là
bố mẹ đã đệ đơn kiện. Mẹ cũng đã coi họ như kẻ thù. Nhưng nếu họ thừa
nhận sự thật, nếu họ đã đến để bày tỏ, xin lỗi, tiết lộ cho bố mẹ điều mà họ
đã không muốn kể, thì có thể bố mẹ sẽ phản ứng khác đi một chút. Mẹ sẽ
yêu cầu biện pháp trừng phạt cho những kẻ chịu trách nhiệm. Những người
khác, dưới mắt mẹ, chỉ là kẻ thù của sự thật mà thôi.
Khi cô bé Camille, một học sinh cũ của trường và là người đã rất quý
con tiếp xúc với Aurore, bạn học cùng lớp con trên Facebook để đề nghị bạn
này làm sáng tỏ những gì đã xảy đến với con thì Aurore đã phản ứng một
cách hung hăng: “Em không thể khai mọi người ra được, em sẽ không nói
tên của họ cho chị đâu, chớ tìm kiếm làm gì, chết đấy. Và nếu em kể cho chị