Vậy cửa hàng nào thu hút khách hàng mới hiệu quả hơn? Ồ, nhìn lướt qua,
Savvy Sam dường như có một chiến lược hoàn hảo. Nhưng nếu giá trị vòng
đời khách hàng của Mark là 27.000 đô-la thì việc chi 500 đô-la để có được
khách hàng đó có vẻ hấp dẫn.
Và nếu giá trị vòng đời khách hàng của Sam chỉ là 63 đô-la thì việc chi 50
đô-la cho một khách hàng mới là quá đắt. Bạn còn nhớ câu thành ngữ “Tiền
nào của nấy” không? Rẻ nhất không phải lúc nào cũng tốt nhất. Đôi lúc, bạn
sẽ giàu có hơn khi chấp nhận chi nhiều hơn một chút để thu hút được nhiều
khách hàng hơn (những khách hàng sẽ chi tiền nhiều hơn và mua hàng của
bạn hết lần này tới lần khác), tốt hơn việc chi ít tiền hơn để chỉ có được
những khách hàng kém tiềm năng (những người chỉ mua các sản phẩm hoặc
dịch vụ giá rẻ một lần).
Rõ ràng, thủ thuật ở đây là phải chiếm được những khách hàng chất
lượng nhất với mức chi phí thấp nhất. Bởi vì, bạn có khả năng đầu tư 500
đô-la cho một khách hàng mới không có nghĩa là chi ít hơn thì không tốt
bằng. Và một điều không cần nghi ngờ là hầu hết chúng ta không thể chi
nhiều đến thế! Đó là lý do tại sao phần tiếp theo của cuốn sách sẽ tập trung
vào những cách tiết kiệm và bám sát mục tiêu hơn để có những khách hàng
mới.
Hãy xem Hình 1.1. Nó sẽ cung cấp cho bạn một biểu đồ tham khảo về các
công cụ tiếp thị.
Góc dưới bên trái là các công cụ giá rẻ và mang tính cá nhân. Đối với những