NGÀY THỨ 16: Công cụ hỗ trợ dạng
in ấn, brochure và bảng thông tin bán
hàng
Là nhân viên của một công ty bất động sản có trụ sở đặt tại Minneapolis,
Michael Sharp hiểu giá trị của từng chi tiết trong cuốn brochure của công ty
mình. Liên tục gửi thư có kèm một cuốn sách quảng cáo cá nhân đầy màu
sắc, ông đã thâm nhập vào thị trường trước đây do hai công ty lâu đời khác
thống trị. Đối với khách hàng và khách hàng tiềm năng, công ty ông là “một
luồng gió mới”. Chiến dịch của ông cũng làm nảy sinh một hiện tượng khác:
Mọi người nhận ra ông trước khi thực sự gặp ông. Điều này thúc đẩy sự phát
triển các mối quan hệ mới, và nối dài danh sách khách hàng của Michael và
cuối cùng đem đến cho ông những khoản lợi nhuận kếch sù - đây chính là
những gì công cụ hỗ trợ dưới dạng in ấn nên làm được.
Năm 1828, Noah Webster bị coi là một lão già kiêu ngạo và khó chịu. Gần
200 năm sau, ông được ngợi ca như một người yêu nước nhiệt thành và con
chiên tích cực của Thiên chúa giáo. Trong suy nghĩ của hầu hết mọi người
lúc bấy giờ, tất cả những gì ông làm chỉ là khiến cho người khác bối rối
trước tiếng Anh và viết một cuốn từ điển hết sức tầm thường. Thế nhưng,
trên thực tế, ông lại là một trong những người tiên phong theo quan điểm
marketing du kích. Hãy xem xét hai nét nghĩa dưới đây của từ collateral theo
quan điểm của Webster:
1. dùng để hỗ trợ hay làm vững lý lẽ, ý kiến, ví dụ: collateral evidence: bằng
chứng chứng thực
2. thuộc về, liên quan đến, hay được đảm bảo bằng một vật thế chấp làm vật
cam kết thực thi một nghĩa vụ: khoản vay thế chấp