MARKETING THEO PHONG CÁCH SAO KIM - Trang 69

nhưng vẫn nói thêm rằng có sử dụng trực giác khi phải đưa ra các quyết định
cuối cùng.

Trực giác đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lúc quyết định cũng như
khi tuyển dụng. Bjorn Johahnson, một nhà tuyển dụng quản lý cấp cao cho
rất nhiều công ty đa quốc gia thừa nhận tầm quan trọng của trực giác. Ông
cho rằng trong 30 giây đầu tiên ông sẽ biết được liệu mối quan hệ giữa
khách hàng của ông và ứng viên ông đang tìm kiếm để nhận vị trí đó có phù
hợp hay không. Bây giờ chúng ta hãy xem xét trường hợp của Starbucks
Coffee.

Nếu Howard Schultz không thấy được cơ hội mở rộng việc kinh doanh ông
theo đuổi thông qua việc giới thiệu một khái niệm độc đáo cho việc uống cà
phê, Starbuck Coffee có lẽ đã thất bại từ rất lâu rồi. Năm 1982, Schultz tới
Italy. Ông bị ấn tượng bởi sự tràn ngập của các bar cà phê espresso (cà phê
nhanh) ở Milan. Ngay lập tức ông nhận ra tiềm năng phát triển một văn hóa
cà phê tương tự ở Seattle. Kể từ đó, Starbuck Coffee đã phát triển nhanh
chóng. Quá trình này còn được hỗ trợ mạnh mẽ nhờ những cải tiến to lớn
của công ty, như khi công ty bắt đầu bán đĩa CD, bắt đầu pha trộn cà phê
theo các cách khác nhau, hay liên tục thay đổi cách trang trí và bao bì.

Những cải tiến liên tục và sự khác biệt là chìa khoá dẫn đến thành công của
Starbuck Coffee. Trực giác tuyệt vời của Schultz đã được thể hiện rất rõ
trong quá trình phát triển và lịch sử của Starbuck Coffee. Khởi nghiệp từ cửa
hàng đầu tiên vào năm 1971 đặt tại chợ Pike Place ở Seattle, Starbuck
Coffee giờ đã có 7.569 tiệm cà phê trải rộng trên khắp thế giới. Schultz đã
biến Starbuck Coffee thành điểm uống cà phê được yêu thích thứ ba, chỉ sau
uống tại nhà và tại văn phòng.

Không có trực giác của Schultz, Starbuck Coffee không thể lớn mạnh như
ngày hôm nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.