MARKETING THEO PHONG CÁCH SAO KIM - Trang 70

Câu chuyện này không có nghĩa là bạn không cần phải tiến hành các nghiên
cứu khả thi hay nghiên cứu tìm thông tin bổ trợ cho quá trình đưa ra quyết
định. Tuy nhiên, câu chuyện trên đây nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta
không nên chỉ dựa vào thông tin từ nghiên cứu, mà chúng ta còn cần không
ngừng mài sắc trực giác của mình.

Các mức kiến thức

Tôi thích mô hình mà Joseph Pine và James Gilmore đã giới thiệu trong
cuốn sách Kinh Tế Kinh Nghiệm của họ, giờ được coi như nền tảng cho
nghiên cứu tiếp thị thực nghiệm. Hai tác giả này cho rằng dựa trên chất
lượng và chủng loại, tri thức có thể được nhìn nhận theo dạng kim tự tháp
với năm mức:

1. Tin nhiễu (noise), có trong mọi loại thông tin và báo cáo, bao gồm cả
hữu ích và vô bổ.

2. Dữ liệu (data), có trong các bản báo cáo đã được chắt lọc, hữu ích nhưng
vẫn ở dạng thô.

3. Thông tin (information), là những dữ liệu đã được liên kết lại, thường
được thu thập cho một mục tiêu cụ thể.

4. Kiến thức (knowledge), là sự kết hợp của nhiều loại thông tin để mang
lại vốn hiểu biết sâu rộng hơn.

5. Trí tuệ (wisdom), mức cao nhất, có từ vốn kiến thức rộng kết hợp với
việc học hỏi từ nhiều kinh nghiệm đã trải qua hay những sự kiện đã xảy ra
khi xử lý hay điều hành một công ty.

Các kết quả của nghiên cứu khả thi và nghiên cứu nói chung chỉ đạt tới mức
thông tin, đặc biệt là khi những nghiên cứu này được thực hiện bởi những
người không có chút hiểu biết nào, hay khả năng cảm nhận nào, đối với thị
trường bạn đang hoạt động. Mọi người đều có thể tiếp cận và thu về cùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.