MARKETING THEO PHONG CÁCH SAO KIM - Trang 97

Khi độ trung thành với nhãn hiệu của mọi nhãn hiệu trong lĩnh vực kinh
doanh đó đều cao, có lẽ là nhờ họ đã quản lý tốt khâu quan hệ khách hàng.

Đó chính xác là khi tất cả các lợi thế này đều trở nên vô nghĩa bởi mọi người
chơi đều đã có chúng. Một khi tất cả những người tham gia vào cuộc chơi
đều đang ở một vị thế cân bằng, thứ mà mọi người sẽ bán chỉ là một loại
“hàng hóa.” Là một loại hàng hóa, sản phẩm của bạn sẽ chỉ được coi như
sản phẩm của những người chơi khác trong con mắt khách hàng.

Không có cách nào tránh được cái bẫy “hàng hoá” này ngoài việc bạn phải
tạo ra một khác biệt để giành chiến thắng.

Bạn phải luôn tốt hơn mức trung bình nếu bạn muốn thành công.

Bạn phải nâng tầm giá trị thương hiệu của mình lên một mức cao hơn để bạn
có thể giành được vị trí cao nhất.

Làm sao bạn có thể tạo dựng sự khác biệt này khi tất cả các đối thủ của bạn
đã làm tất cả những gì bạn làm?

Câu trả lời nằm trong: sức thu hút của nhãn hiệu!

Sức thu hút của nhãn hiệu không đơn thuần cung cấp những giá trị tình cảm
hay chức năng. Nhãn hiệu đó cung cấp giá trị tinh thần vốn đã trở thành nền
tảng để tạo nên một “mối liên hệ tinh thần” giữa nhãn hiệu và khách hàng.

Vì vậy bạn không còn mua một sản phẩm hay một nhãn hiệu, mà bạn đã gia
nhập vào một “tôn giáo” hay một “giáo phái”, nơi bạn sẵn sàng làm bất kỳ
điều gì cần thiết để đảm bảo rằng sức thu hút của nhãn hiệu sẽ mãi tỏa sáng.

Một khi bạn đã có khả năng hình thành một liên hệ tinh thần với khách hàng
của mình, thành quả bạn thu về sẽ rõ ràng:

Đó là những khách hàng hết sức trung thành!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.