lách mũi dao vào mở then cửa thì dễ làm nhưng cài trở lại thì gần như
không thể.
Ngoài ra, chúng bắt cóc rồi thì phải chuồn luôn, hơi sức đâu để cài
then trở lại như cũ, vẽ rắn thêm chân, mua việc hay sao? Có lý gì để phải
làm như thế?
Triệu Mặc Nhi vẫn đứng ngoài bậu cửa nhắm mắt nghĩ ngợi, Hổ Nhi
không ngớt thúc giục và kéo tay, cũng không biết.
À, đúng rồi: kéo dài thời gian!
Trong tình huống đó, vẽ rắn thêm chân sẽ có hiệu quả! Khi chị Hai
bên hàng xóm sang gọi vợ Khang Tiềm, thì Khang Tiềm đi vào bếp tìm vợ,
nếu thấy cửa hậu không cài then thì ông ta sẽ bước ra tìm, nếu bọn xấu
chưa đi xa sẽ bị lộ ngay. Nhưng nếu cửa hậu vẫn cài then thì ông ta sẽ quay
lên tìm các gian phòng khác, như thế, “kẻ xấu bắt cóc con tin” sẽ có thêm
thời gian để ung dung ra đi! Ngoài ra, khi thấy vợ và con bỗng dưng biến
mất, Khang Tiềm sẽ kinh ngạc hoảng loạn - kẻ xấu bố trí nghi trận này
khiến ông ta càng khó tìm ra hành tung của chúng.
Những lý lẽ thông thường này… có lý!
Nhưng, kẻ bắt cóc sẽ đứng từ bên ngoài cài then cửa thế nào đây?
• • •
Khang Tiềm vốn đang hận Xuân Tích và có ý định từ bỏ Xuân Tích,
trước khi xảy ra vụ mất tích này.
Khang Tiềm là con người luôn cảm thấy mình lực bất tòng tâm. Từ
nhỏ thể lực đã kém, chơi đùa với chúng bạn hàng phố thường bị tụt hậu,
dẫu cố gắng cũng không thể. Khi đi học thì luôn thấy quá sức, khó hiểu;
vào đời thì lù rù chậm chạp không biết ứng biến thích nghi. Cho nên Khang
Tiềm ít nói ít tiếp xúc vì sợ bị lộ ra các điểm yếu thì bẽ mặt. Sống như thế,
Khang Tiềm không có nổi một người bạn. Nếu không đi theo cha biết chút
ít về đồ cổ thì e khó mà sinh tồn trên đời này.
Con người ta, kẻ có tài thì ngông nghênh, kẻ bất tài thì keo kiệt; nắm
được thứ gì trong tay, Khang Tiềm đều rất coi trọng. Biện Kinh nhân khẩu