phừng phừng. Anh gượng cầm chén rượu: “Bài Từ đó đúng là hàng đầu,
nhất là câu ‘mặt nước trong xanh, gió nhẹ đưa, bông sen ngẩng dậy, tươi
sáng vô ngần, rồi mặt nước lại phẳng lặng’.”
Trì Liễu Liễu lại bưng chén rượu mời Tào Hỷ, Tào Hỷ đón lấy và khẽ
gật đầu, sau đó nói với Đổng Khiêm: “Anh không nghe nói ‘dẫu làn điệu
chông chênh vẫn có Chu lang chỉnh sửa’ à? Chu Bang Ngạn có biệt tài lựa
âm lựa chữ cứ như trời làm cho.”
Nhận ra hai người lại tranh luận, Trì Liễu Liễu vội nâng đàn, mỉm cười:
“Nếu tiểu nữ hát nhầm hát sai, xin hai vị châm chước cho.”
Rồi cô ôm đàn dạo nhạc. Hai người không nói gì nữa, ngồi im nghe. Cô
vừa dạo nhạc xong, chưa kịp hát, thì có ba tiếng gõ cửa, rồi cửa mở ra. Mục
Trụ bưng một cái khay sơn mài bước vào, khay đựng hai đĩa thịt vịt. Mục
Trụ đặt chúng trên cái bàn nhỏ kê bên cửa. “Thưa hai vị công tử, món cuối
cùng là ‘vịt ngũ vị hạnh lạc’ rất mềm, nấu rất công phu, xin lỗi vì bưng lên
hơi muộn.” Rồi Mục Trụ bưng lại một đĩa.
Chủ chi hôm nay là Hầu Luân, đã ra về, Đổng Khiêm và Tào Hỷ nhìn
nhau. Bàn ăn đang bày kín, Mục Trụ không biết nên đặt món ăn mới vào
đâu. Tào Hỷ nói: “Đặt sang bên đó.” Mục Trụ bèn đặt đĩa thịt vịt ngũ vị
sang phía Đổng Khiêm. Đổng Khiêm nói: “Đặt sang bên anh ấy.” Mục Trụ
đã đặt đĩa xuống bàn, nghe thấy thế thì rất lúng túng, lỡ tay gạt đổ chén
rượu của Đổng Khiêm - chén rượu vừa rót đầy chưa uống, rượu tràn ra, hắt
vào cả vạt áo Đổng Khiêm. Mục Trụ vội xin lỗi. Trì Liễu Liễu đặt cây đàn
xuống, rút khăn tay ra lau hộ anh. Anh cười, nói: “Không sao, không sao.
Rượu thơm, tôi về sẽ đem theo hương thơm. Ha ha…”
Mục Trụ lại xin lỗi, rồi bưng khay đi ra, Trì Liễu Liễu cũng quay lại định
cầm đàn lên thì Đổng Khiêm nói: “Nghe nói Trì cô nương là người Nhạc
Dương? Chắc món thịt vịt này là đặc sản vùng Nhạc Dương?”
“Vâng! Nhưng tôi xa quê đã nhiều năm rồi…”
“Hồi niên thiếu, tôi đã đọc ‘Nhạc Dương lâu ký’ của Phạm Văn chính
, nên tôi rất ngưỡng mộ miền đất núi sông trải mênh mông bao la bát