Ngoài cửa sổ, liễu nhớ khói sương nhàn nhạt,
Thở than, sóng gợn trong lòng, ta tìm kiếm.
Tình như cỏ biếc, khó ngờ, chỉ còn bãi hoang dưới hoàng hôn.
Đâu rồi, tấm lòng si mê? Chẳng thấy.
Núi xanh vẫn chờ đợi áng mây qua.
Trì Liễu Liễu hát xong, Đổng Khiêm và Tào Hỷ vẫn im lặng; Đổng
Khiêm cúi đầu, đưa ống tay áo lau mắt, anh đã khóc. Cô thầm kinh ngạc
nhưng im lặng vờ như không biết. Cô đặt đàn xuống rồi mỉm cười: “Hai vị
công tử thấy thế nào?”
Tào Hỷ gật đầu: “Khá lắm! Tô Đông Pha, Hoàng Sơn Cốc
cũng từng
soạn lời cho làn điệu này. Bài của họ Tô hùng tráng, bài của họ Hoàng sâu
lắng. Bài Từ mới đặt lời này rất chân thành, có phong cách của Yên Kỷ
Đạo và Tần Quán
.”
Đổng Khiêm cũng ngẩng đầu, gượng cười: “Bài này do ai đặt lời?”
Trì Liễu Liễu mỉm cười: “Nghĩa huynh của tôi, tên là Tiêu Dật Thủy.”
“Tôi giao du hạn hẹp, chưa biết đến vị tài tử này.”
Trì Liễu Liễu mừng vì thấy hai người khen ngợi Tiêu Dật Thủy.
Tào Hỷ và Đổng Khiêm nổi hứng, vừa uống rượu vừa bàn luận về các
trường phái Từ khúc. Trì Liễu Liễu ngồi bên vui vẻ lắng nghe. Đổng
Khiêm thiên về ý tứ khí thế của ngôn từ, Tào Hỷ chú trọng âm luật và chọn
chữ. Cả hai bàn luận, rồi tranh luận gay gắt.
Họ vốn đã uống kha khá nên nói to, rất hăng, mặt mũi đỏ gay; Tào Hỷ
thì nổi gân xanh trên thái dương, trên cổ.
Trì Liễu Liễu vội xen vào: “Hai vị ạ, thức ăn nguội hết cả, nên uống đi
chứ? Tôi xin hát bài ‘Tô mộc già - Liêu trầm hương’ của Chu Bang Ngạn
để hai vị nghe; bài này ý tứ và âm luật đều là hàng đầu, chắc hai vị sẽ rất
ưng ý.”
Rồi cô rót rượu, bưng một chén đưa cho Đổng Khiêm, lúc này Đổng
Khiêm mới ngừng lời nhưng xem ra anh vẫn chưa “chịu thua”, sắc mặt vẫn