ngát, hoành tráng, ngút trời… tiếc rằng chưa có dịp đến thăm. Chắc ẩm
thực nơi ấy cũng rất phong phú đặc sắc? Trì cô nương thử nếm món vịt này
xem có bằng món ăn ở quê cô không?”
“Các vị còn chưa nếm, thì tôi đâu dám?”
“Gặp nhau bên bầu rượu, đều là bạn, cô chớ nề hà lễ nghi. Cô là nhà
nghề, cứ thử đánh giá đi?”
Đổng Khiêm gắp một miếng thịt vịt đặt vào bát của Trì Liễu Liễu. Cô
đành nếm thử vậy. “Cũng na ná, chỉ hiềm món này cho dầu hạnh hơi ít,
đường thì hơi nhiều nên đã át đi bốn vị kia, ăn hơi ngấy. Tuy nhiên, nấu thế
này đã là rất khá rồi. Nhà hàng khác, nấu không ngon bằng ở đây.”
“Trì cô nương không biết nấu à?”
“Tôi từ nhỏ mãi học đàn nên hiếm khi vào bếp, nên chỉ biết nấu vài món
đơn giản. Đôi khi nhớ quê, tôi cũng tự nấu một hai món, còn món vịt ngũ vị
hạnh lạc này thì chịu. Tuy nhiên, món ăn Nhạc Dương cũng chưa là gì. Vẫn
có câu ‘vạn tử thiên hồng tương tư ngư’. Đó mới là món ăn đặc sắc.”
“Thế à? Tên món ăn này rất hấp dẫn.”
“Tử, là tía tô, hồng là tơ sơn tra, cho thêm gừng, rau cần để có màu vàng
màu xanh, món ăn nấu xong trông sẽ như nắng xuân, có đủ vị chua, ngọt,
thơm, cay; dễ ăn, ra mồ hôi, giã rượu rất tốt.”
“Chua ngọt thơm cay, đúng là hương vị của tương tư, nghe mà phát
thèm! Tiếc rằng ở kinh thành không có quán nào nấu nên không được ăn.”
“Tôi rất thích màu sắc và hương vị của nó, tên gọi lại hay, nên tôi có học
cách nấu. Nếu công tử muốn ăn, tôi sẽ vào bếp nấu mời công tử.”
“Đâu dám phiền cô? Và, nhà bếp của Phạm lâu cũng không cho người
ngoài vào nấu nướng.”
“Tôi rất hay vào nhà bếp ở đây. Đôi khi họ quá bận, họ còn gọi tôi vào
làm giúp. Tôi rất quen mấy bác sĩ
nhà bếp. Chính tôi cũng đã lâu không
ăn món này, thấy rất nhớ. Bây giờ tôi sẽ vào bếp làm, hai vị công tử cứ ngồi
uống, nhưng chỉ nên bàn chuyện vui chứ đừng to tiếng với nhau nữa.”