không hề có những thiết kế kỹ thuật công nghệ xuất sắc. Động cơ không
đặc biệt mạnh mẽ hay hiệu quả, thiết kế tinh giản, cơ chế điều khiển không
thực sự linh hoạt, mức độ tiêu hao nhiên liệu và chỉ số an toàn chỉ đạt mức
trung bình. Dựa theo mật mã văn hóa của mình, ban giám đốc mới tại
Chrysler tin rằng chiếc PT Cruiser sẽ là một thảm họa marketing. Họ giao
lại công việc sản xuất cho một nhà máy ở Mexico.
Rốt cuộc, đó là một sai lầm lớn (mặc dù có thể thông cảm). Ban giám
đốc người Đức phản ứng tiêu cực với chất lượng khiêm tốn của thiết kế xe.
Người tiêu dùng Mỹ phản ứng tích cực với cá tính vượt trội của xe. Nhà
máy ở Mexico thiếu trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu, và dẫn đến một danh
sách chờ mua dài dằng dặc. Nếu ban giám đốc mới của Chrysler hiểu mật
mã văn hóa của người Mỹ với xe ô tô và dựa vào đó hơn là mật mã của
chính họ thì họ đã có thể tránh được biết bao vấn đề khi nhu cầu mua mẫu
xe PT Cruiser tăng cao.
Một quan điểm mới: Khám phá vô thức văn hóa
Năm nguyên tắc trên ủng hộ cho quan điểm rằng tồn tại một dạng vô thức
thứ ba. Những nguyên tắc này không thể gán cho vô thức cá nhân
của
Freud, quy định mỗi chúng ta theo những cách độc nhất hay vô thức tập
thể
của Jung, quy định mỗi chúng ta là một thành viên của nhân loại.
Những nguyên tắc này minh họa một dạng vô thức quy định chúng ta tùy
theo nền văn hóa mà chúng ta được sản sinh. Dạng vô thức thứ ba là vô
thức văn hóa.
Quan điểm và những nguyên tắc này là bằng chứng không thể phủ nhận
rằng tồn tại một tâm thức Mỹ, cũng như một tâm thức Pháp, một tâm thức
Anh, một tâm thức Kurd và một tâm thức Latvia. Mỗi nền văn hóa đều có
một tâm thức riêng và chính tâm thức này đã chỉ cho chúng ta biết chúng ta
là ai một cách sâu sắc.
Trong phần còn lại của cuốn sách này, tôi sẽ chỉ cho bạn 24 mật mã quan
trọng nhất mà tôi đã khám phá ra. Những mật mã này sẽ cho chúng ta thấy
vô thức văn hóa tác động như thế nào đến cuộc sống cá nhân, những lựa