MẶT PHẢI - ĐI TÌM NHỮNG CƠ HỘI TIỀM ẨN TRONG CUỘC SỐNG - Trang 290

khiến cuộc đời ông thay đổi mà còn giúp ích cho hàng trăm ngàn
người khác. Tiến sĩ Frankl không chỉ sống sót sau nạn diệt chủng
của Đức quốc xã, ông còn tìm ra mặt phải.

Pháo đài Terezin được xây dựng vào cuối thế kỷ 18 và được đặt

tên theo thân mẫu của hoàng đế Áo Joseph II, người đã lập nên pháo
đài này. Trong suốt Thế chiến thứ nhất, nơi đây được dùng làm
nhà ngục, nhưng đến năm 1941, cơ quan mật vụ của Đức quốc xã đã
biến nó thành trại tập trung và được biết đến dưới tên tiếng Đức là
Theresienstadt. Pháo đài này từng là một thị trấn của Cộng hòa Séc
trước thế chiến và có sức chứa tới 7.000 người. Sau khi Đức quốc
xã chuyển nơi này thành trại tập trung thì lúc nào cũng có hơn 50.000
người Do Thái, có cả phụ nữ và trẻ em bị đem tới nhốt.

Trong quyển Man’s Search For Meaning (Công Cuộc Tìm Kiếm Ý

Nghĩa Sống Của Con Người), Viktor Frankl đã miêu tả về điều kiện
sinh hoạt khủng khiếp ở Theresienstadt:

1.500 con người bị nhốt chung trong một nhà kho có sức chứa
tối đa 200 người. Chúng tôi lạnh, đói và không có chỗ để ngồi
xổm, huống chi nói đến ngả lưng. Một mẩu bánh mì chừng 150
gram là thức ăn duy nhất của chúng tôi trong suốt bốn ngày.

Tất cả các tù nhân của trại Theresienstadt bị bắt lao động khổ

sai, và những người quá yếu không đủ sức làm việc sẽ bị trục xuất
sang trại Auschwitz và bị giết bằng khí độc. Thực phẩm khan hiếm,
thuốc men và thuốc lá bị cấm, thậm chí quy định của trại còn cấm
nam nữ gặp nhau. Bất cứ ai vi phạm nội quy hoặc bị cho là làm việc
không chăm chỉ đều bị đánh đập hoặc phải chịu hình phạt nặng hơn.
Nhưng điều mà mọi người lo sợ nhất là nguy cơ bị chuyển sang một
trong các tử ngục của Đức quốc xã như Auschwitz hay Bergen-Belsen.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.