MẶT PHẢI - ĐI TÌM NHỮNG CƠ HỘI TIỀM ẨN TRONG CUỘC SỐNG - Trang 291

Những hồ sơ cuối cùng cho thấy, khi Hồng quân Liên Xô giải

phóng trại Theresienstadt sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, ngày
9 tháng 5 năm 1945, chỉ còn 17.247 người sống sót. Trong số
144.000 người Do Thái bị đưa đến trại Theresienstadt, 33.000 người
đã chết trong trại, phần lớn vì đói, căng thẳng và bệnh tật (nhất là
dịch sốt phát ban mà các tù nhân bị nhiễm vào cuối chiến tranh);
hơn 88.000 người bị trục xuất sang trại Auschwitz và các trại huỷ diệt
khác, và trong khoảng 15.000 trẻ em sống tại các nhà trẻ trong trại,
chỉ còn 93 em sống sót.

Trong bối cảnh như vậy, thật khó mà tưởng tượng được bằng

cách nào con người ta có thể tìm ra bất cứ niềm an ủi, hay một ý
nghĩa nào từ trong đau thương ở trại tập trung Đức quốc xã. Nhưng
Tiến sĩ Frankl đã làm được điều đó và còn hơn thế nữa. Những trải
nghiệm của ông đã dẫn dắt ông đến điều mà nhiều nhà tâm lý học
tin rằng đó là một trong những khám phá quan trọng nhất của thế
kỷ 20 trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàng. Khám phá này đã giúp
nhiều người đang sống trong thời kỳ đen tối nhất của cuộc đời, và
còn tác động lên bất cứ ai đang phải đối mặt với những hoàn cảnh éo
le, hứng chịu nhiều tổn thương và sầu khổ. Đây là một bước tiếp
cận mới trong liệu pháp tâm lý mà Tiến sĩ Frankl gọi là “Ba con
đường đến với ý nghĩa của cuộc sống”.

BA CON ĐƯỜNG

Viktor Frankl sinh ngày 26 tháng 3 năm 1905 trong một gia đình

Do Thái ở Vienna. Cha ông là một cán bộ công chức, nhưng Viktor lại
có một niềm đam mê về y học và đặc biệt là ngành tâm lý học. Lĩnh
vực chuyên môn của ông là điều trị bệnh trầm cảm và phòng tránh
các hành động tự vẫn. Từ tháng 7 năm 1933, Viktor Frankl là người
đứng đầu “Khoa chống tự vẫn” tại Bệnh viện đa khoa Vienna, nơi các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.