Nói ra thì, Công Tôn Thắng cầu cứu sai người. Ngô Dụng cũng không
ưa Công Tôn Thắng. Ngô Dụng vẫn cho rằng họ Công Tôn như đám thuật
sĩ giang hồ, chỉ dựa vào mấy trò "bịp bợm" để thu phục lòng người.
Nhưng riêng chuyện của Triều Nguyệt Nga, kỳ thực chính Ngô Dụng
cũng thấy kỳ lạ.
Hắn đến Triều gia trang sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, căn bản không biết
trước kia Triều Nguyệt Nga ra sao. Nhưng đoạn thời gian ở Triều gia trang,
người khiến Ngô Dụng để ý nhất lại chính là Triều Nguyệt Nga.
Nàng ta đúng là ít ra ngoài, cho dù ra ngoài cũng toàn thân kín mít,
người không biết đều cho rằng vì chuyện hủy dung. Nhưng Ngô Dụng để
mắt thì thấy, hành vi của nàng ta lại không giống một tiểu thư gặp phải bất
hạnh, trái ngược còn có vẻ âm trầm che giấu. Điều này thì Lăng Phong
trong đêm tâm hôn cũng cảm nhận tương tự.
Đêm đó Triều Lam nghe tin có người đột nhập phòng em gái, vội vã
chạy tới. Ban đầu Ngô Dụng nghĩ Triều Lam lo lắng em gái bị hại, kỳ thực
ai cũng nghĩ vậy. Nhưng về sau Ngô Dụng cảm thấy không phải, có vẻ
Triều Lam lo lắng bị bại lộ, còn có sự sợ hãi. Còn bại lộ cái gì, sợ hãi điều
gì thì Ngô Dụng tạm chưa nhìn ra.
Ngô Dụng có cảm giác, mối quan hệ giữa Triều Lam và Triều Nguyệt
Nga, cũng không hề giống như quan hệ huynh muội. Triều Nguyệt Nga đi
đâu làm gì, Triều Lam biết cũng chỉ im lặng, coi như chuyện đương nhiên.
Triều Nguyệt Nga quyết điều gì, Triều Lam cũng răm rắp nghe theo. Nói ví
như hôn lễ hoang đường với Lăng Phong lần nọ.
Ngô Dụng tin rằng, Triều Lam nhất định đã nghi ngờ Triều Nguyệt Nga,
thậm chí trước cả Công Tôn Thắng, gã ta chỉ không dám thừa nhận.
Có điều, nghi ngờ thì nghi ngờ, Ngô Dụng vẫn không tin vào chuyện
tướng hồn.