là thôn nữ trẻ họ Mai, tuổi vừa mười tám. Cuộc hôn phối chênh lệch tuổi
tác ấy đã cho vị Tuần phủ đứa nhi tử thứ hai, tên là Nghê San.
Khi lâm bệnh và thấy mình sắp không qua khỏi, Nghê Thọ Kiền gọi Nghê
Kỳ cùng thê tử và hài nhi còn ẵm ngửa đến bên giường bệnh. Ông ấy để lại
một bức họa do chính tay mình vẽ tặng Mai phu nhân và nhị công tử Nghê
San, toàn bộ số gia sản còn lại thuộc về Nghê Kỳ. Ông ấy còn nói thêm
rằng ông ấy tin Nghê Kỳ sẽ để kế mẫu và tiểu đệ được nhận những gì xứng
đáng với họ. Trăn trối xong, Nghê Thọ Kiền quy tiên.
Địch Công nhìn vào ngày tháng của văn thư và nghĩ lúc này Nghê Kỳ chắc
hẳn tầm bốn mươi tuổi, vị quả phụ họ Mai kia cũng gần ba mươi và Nghê
San đã mười hai tuổi.
Văn thư cho biết ngay khi thân phụ vừa qua đời, Nghê Kỳ đã đuổi kế mẫu
và Nghê San ra khỏi nhà. Hắn nói những lời trăn trối của thân phụ rõ ràng
có ngụ ý rằng Nghê San là đứa con hoang và không được làm bất cứ điều gì
cho nó lẫn người mẹ hoang dâm của nó.
Do đó, Mai quả phụ đã làm đơn kiện lên huyện nha để đòi xác minh lại di
huấn của phu quân và đòi một nửa gia sản cho hài tử của mình, dựa trên
thông luật lúc đó.
Khi ấy, Tiền Mưu vừa tự xưng mình là chủ của huyện Lan Phường. Dường
như huyện nha không đoái hoài đến lời thỉnh cầu của Mai quả phụ.
Địch Công cuộn văn thư lại. Ông nghĩ Mai phu nhân không hề có lợi thế.
Những lời Nghê Thọ Kiền nói lúc lâm chung cùng với sự chênh lệch tuổi
tác giữa ông ấy và nhị phu nhân có vẻ đã cho thấy Mai phu nhân thực sự đã
phản bội phu quân của mình.
Mặt khác, cũng thật lạ lùng khi một người có phẩm cách cao quý như Nghê
đại nhân lại chọn cách lạ lùng này để tuyên bố Nghê San không phải nhi tử
của mình. Nếu ông ấy thực sự đã phát hiện ra thê tử xuân sắc kia đã lừa gạt