Địch Công đem chiếc hộp đó sang thư phòng của mình và bày mọi thứ
trong đó lên án thư. Con mắt lão luyện của ông không mất nhiều thời gian
để nhận ra đây chủ yếu là những văn thư liên quan đến cách điều hành
huyện này. Tuy thế, dưới đáy hộp, ông tìm thấy một cuộn giấy nhỏ, trên đó
đề “Nghê thị huynh đệ tài sản án”
. Ông ngồi xuống và mở cuộn giấy rồi
đọc qua.
Nghê thị huynh đệ tài sản án: vụ án tài sản anh em họ Nghê.
Huyện lệnh nhận ra đây là vụ kiện liên quan đến chuyện gia tài của Nghê
Thọ Kiền, một Tuần phủ, chín năm trước đã qua đời trong thời gian hồi hưu
về sống ở Lan Phường.
Địch Công nhắm mắt và để những suy nghĩ trôi về mười lăm năm trước,
khi ông còn là một tiểu thư lại ở kinh thành. Lúc đó, danh xưng Nghê Thọ
Kiền đã lẫy lừng khắp Đại Đường. Ông ấy là một vị quan tài ba xuất chúng
và cực kỳ thanh liêm, tận lực cống hiến cho quốc gia và dân chúng. Ông ấy
nổi danh là vị quan nhân đức và là một chính khách uyên bác. Rồi khi
Thánh thượng sắc phong ông ấy là Thượng thư Bộ Lễ, Nghê Thọ Kiền
bỗng xin cáo lão hồi hương. Viện lý do thân thể đã yếu, ông ấy chỉ sống ở
quanh vài huyện hẻo lánh vùng biên cương. Thánh thượng đích thân thuyết
phục ông ấy nghĩ lại, nhưng Nghê Thọ Kiền đã nhất quyết chối từ. Địch
Công nhớ rằng thời điểm đó quyết định từ quan bất ngờ này đã khiến cho
cả kinh thành phải xôn xao.
Vậy là huyện Lan Phường chính là nơi năm xưa Nghê Thọ Kiền đã sống
những năm cuối đời.
Địch Công chậm rãi mở cuộn văn thư một lần nữa rồi cẩn thận đọc lại từ
đầu chí cuối. Ông phát hiện ra khi Nghê Thọ Kiền an lành thoái hưu ở Lan
Phường, ông ấy đã quá lục tuần và là người thất ngẫu. Nghê Thọ Kiền chỉ
có một nhi tử độc nhất là Nghê Kỳ, lúc đó mới ba mươi tuổi. Không lâu sau
khi đến huyện Lan Phường, ông ấy nạp thiếp. Nghê đại nhân chọn hiền thê