MÊ HOẶC - Trang 105

Dierenbescherming đã kiện Faunabeheer và công ty tổ chức sự kiện. Công
tố viên phạt kẻ đã bắn con chim 200 euro (khoảng 257 đôla) vì đã giết một
động vật được bảo vệ.

Sau đó các hãng tin tức và blogger vào cuộc. Một DJ đài phát thanh tên

Ruud Hoang Dã đã treo thưởng trị giá 3,000 euro (3,900 đôla) để lật đổ tất
cả các miếng domino. Cuối cùng, có cả những lời đe dọa chết người gửi
đến công ty Faunabeheer, công ty truyền hình và công ty tổ chức sự kiện
đó. Bảo tàng Natuurhistorisch ở Rotterdam thậm chí còn trưng bày con
chim đã chết trong bảy tháng.

Hàng triệu người đã chết ở những xứ sở như Rwanda và Darfur, và

người ta tự hỏi: Tại sao con người lại nhọc công để cứu một ai đó (và có
thể là một con chim) mà lại tỏ ra thờ ơ với nạn diệt chủng và giết người
hàng loạt? Paul Slovic thuộc Đại học Oregon đã nghiên cứu hiện tượng
này. Kết luận của ông là số liệu thống kê của những bi kịch hàng loạt “thất
bại trong việc truyền tải ý nghĩa thực sự của tội ác tàn bạo đó. Những con
số không khuấy động được cảm xúc hay cảm giác và do đó không thúc đẩy
hành động”.

[4]

Những con số lớn có thể làm con người bị choáng ngợp: “Tôi

không thể làm được trò trống gì cả - Đó là một vấn đề quá lớn”.

Điều này có nghĩa là ít lại có thể hiệu quả khi mê hoặc được lòng người.

Slovic dẫn ra một vài yếu tố dẫn mọi người đến hành động thay vì phớt lờ:

Sử dụng hình ảnh. Hình ảnh luôn có sức mạnh hơn từ ngữ. Một bức
hình của vài người hoặc thậm chí một người có thể tạo nên những cảm
xúc mạnh mẽ và lan rộng. Ví dụ, khoảng 58,193 người lính Mỹ và có
tới 6 triệu người Đông Nam Á đã chết trong chiến tranh Việt Nam,
nhưng bức ảnh chụp tướng Nguyễn Ngọc Loan đang hành quyết một
người lính cộng sản đã thể hiện sự tàn bạo của cuộc chiến.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.