khác thông cảm và an ủi. Ngược lại, nếu không biết bày tỏ tình cảm của
mình thì sẽ rất khó có thể được người khác hiểu, vì thế cuộc sống của
con người rất dễ trở thành cái vòng luẩn quẩn, dễ cô đơn và hướng nội.
Vì thế, hàng ngày, mẹ cần quan sát tỉ mỉ tình cảm của trẻ, khi phát
hiện sự xao động tình cảm trong lòng trẻ, hãy cổ vũ trẻ nói ra, để trẻ
bước đầu cảm nhận rằng, buồn vui cáu giận là những cảm xúc bình
thường của con người. Điều này sẽ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của
trẻ, khiến trẻ tự tin hơn.
Dung là cô bé không thích thể hiện tình cảm, có lúc cô bé
nói chuyện với mẹ rằng cô nhớ bà, nhớ bác… Nhưng khi mẹ
bảo Dung gọi điện hỏi thăm mọi người, Dung lại nói: “Dạ thôi
ạ
.” Sau đó mẹ phát hiện, đặc điểm không biết bày tỏ tình cảm
này của Dung ngày càng rõ rệt, vì vậy mẹ đã quyết định bắt tay
vào hành động.
Một buổi tối, Dung đang làm bài tập, còn mẹ thì nấu cơm
trong bếp. Bất chợt Dung hỏi mẹ: “Hôm nay, bố đi công tác vẫn
chưa về phải không ạ?” Mẹ gật đầu.
Dung không vui nói: “Sao bố vẫn chưa về, con nhớ bố lắm.”
“Thế hả? Vậy con mau gọi điện cho bố, nói với bố rằng con
nhớ bố.”Mẹ cổ vũ con gái.
“Thôi, con không gọi đâu.” Dung lẩm bẩm.
“Bố mà biết con nhớ bố, bố sẽ vui lắm đấy.” Mẹ tiếp tục khích
lệ con.
“… con không gọi đâu.” Dung vẫn từ chối.
“Con nhớ bố thì phải để bố biết chứ. Bố biết rồi sẽ vui lắm, sẽ
càng yêu con hơn! Con hỏi xem bố đã ăn cơm chưa.”
Được sự khuyến khích của mẹ, sau đó Dung đã gọi điện cho
bố, ngại ngùng nói rằng mình nhớ bố. Sau khi gọi xong, mẹ
thấy Dung tỏ ra rất vui.
Một người muốn được mọi người xung quanh yêu mến thì cần học
cách bày tỏ tình cảm của mình. Cho dù là suy nghĩ hay là tình cảm, chỉ
có bày tỏ ra thì mới được người khác hiểu, đồng cảm, tha thứ hoặc
khoan dung.
Khả năng bày tỏ tình cảm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống và
sự nghiệp tương lai của trẻ, không chỉ giúp trẻ có mối quan hệ tốt trong
xã hội phức tạp, mà còn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của người khác,
mở rộng sự nghiệp và thực hiện được lí tưởng của mình.