ký, chơi thể thao…
Ghi chép dành cho mẹ
Một người có tâm hồn lành mạnh cần biết cách bộc lộc,
bày tỏ tình cảm của mình, kịp thời giải tỏa tâm trạng không
tốt, như vậy mới càng hoàn thiện bản thân, dễ dàng hòa
nhập với xã hội. Mẹ cần sớm hướng dẫn trẻ các phương
pháp thích hợp bày tỏ tình cảm của bản thân, vừa giải tỏa
được tâm lí không vui, vừa được người khác hiểu, thông
cảm hoặc tha thứ, từ đó có mối quan hệ tốt đẹp, vui vẻ với
mọi người.
ĐỂ TRẺ HIỂU RẰNG: KÍCH ĐỘNG SẼ
LÀM TRẺ MẤT LÍ TRÍ
Có một số trẻ hay bị kích động, khi không vừa ý thì dễ dàng nổi cáu,
khi buồn bã thì phó mặc, buông thả bản thân. Những tình cảm không
tốt này sẽ ảnh hưởng đến lí trí và hành vi của trẻ. Bất cứ quyết định và
hành động nào trong tâm trạng này đều không đúng đắn, hợp lí. Vì thế,
trẻ dễ bị kích động thường rất khó kiềm chế cảm xúc của bản thân, khó
hoàn thành một việc nào đó.
Có hai nguyên nhân khiến trẻ dễ bị kích động, đó là yếu tố sinh lí và
yếu tố xã hội. Yếu tố sinh lí chỉ sự phát triển hệ thần kinh trung khu của
trẻ chưa hoàn thiện, đặc biệt quá trình ức chế và hưng phấn của vỏ đại
não chưa cân bằng, vì thế khi lo lắng, kích thích, sẽ dễ dàng bị kích động
và khó có thể khống chế được cảm xúc.
Yếu tố xã hội là do cha mẹ luôn làm theo ý trẻ, khiến hành vi kích
động của trẻ càng tăng lên. Hoặc cha mẹ quá “bảo vệ” và hạn chế trẻ,
không cho phép trẻ chơi đùa với bạn bè, dần dần, trẻ trở nên sống khép
kín, dễ hình thành tâm lí “cô độc”, khi gặp việc mà mình không hài lòng
là trở nên kích động.
Ngoài ra, những kích thích không tốt của môi trường bên ngoài, ví
dụ không khí gia đình căng thẳng, cha mẹ bất đồng trong dạy dỗ con
cái, trẻ thiếu tình yêu thương của cha mẹ, hoặc trẻ bị bệnh, bị thương…
đều khiến trẻ có những hành vi kích động, chống đối.