Tính tình của bé Dương rất nóng nảy, thô bạo, làm việc
cũng rất kích động, thường xuyên không khống chế được tình
cảm của mình.
Một hôm, Dương và mẹ ra ngoài mua sách. Dương chọn
xong mấy cuốn sách, mẹ bảo cậu ra quầy thanh toán.
Dương bước ra, thấy còn phải đợi rất nhiều người, liền giận
dữ quay trở lại chỗ mẹ, bực tức ném mạnh sách xuống, nói to:
“Không mua nữa, nhiều người thế này thì phải đợi đến bao
giờ?”
Mẹ thấy Dương không vui, vội nói: “Được rồi, con ở đây đợi
để mẹ đi thanh toán tiền”. Ai ngờ Dương hét lên: “Thanh toán
cái gì? Nhiều người như thế, mẹ không phải xếp hàng chắc?
Con bảo mẹ không mua là không mua!” Nói xong, cậu quay
người bỏ đi, để mẹ đứng đó ngơ ngác…
Con người ai cũng có lúc có tâm trạng không tốt, nhưng nếu không
biết kiềm chế, chỉ làm theo sự kích động của mình thì sẽ làm hại đến
bản thân và người khác. Điều này đương nhiên không có lợi cho sự
trưởng thành lành mạnh của trẻ.
Vì thế, khi trẻ gặp chuyện dễ nổi nóng, kích động, mẹ cần biết cách
dẫn dắt, để trẻ bình tĩnh lại, rồi nói với trẻ rằng kích động, thô bạo
không thể giải quyết vấn đề, mà còn khiến bản thân mất lí trí, làm tình
hình thêm tồi tệ.
Đồng thời, mẹ cũng để trẻ trải nghiệm hậu quả việc kích động của
bản thân chúng, ví dụ như làm vỡ đồ, làm tổn thương người khác… Chỉ
khi trẻ nhận ra hành động sai của mình thì mới dần dần học cách kiềm
chế bản thân.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Bản thân mẹ cũng không được kích động
Muốn thay đổi hành vi của trẻ, bản thân mẹ khi gặp chuyện
cũng không được kích động, từ đó giúp trẻ học cách xử lí bình
tĩnh của mẹ. Đồng thời cần nhắc nhở trẻ, khi gặp tình huống
làm mình giận dữ, hãy nói với bản thân: “Đợi đã nào, bình
tĩnh lại đã.”
Hàng ngày, mẹ hãy trò chuyện nhiều với trẻ, tìm ra những
vấn đề mà trẻ đang phải đối mặt trong học tập và cuộc sống,