sau đó cùng tìm phương án giải quyết. Thường xuyên được
chuyện trò, trẻ sẽ có thói quen suy nghĩ chín chắn, sự kích
động cũng giảm dần.
Khi mẹ thấy trẻ tiến bộ, cần kịp thời khuyến khích và khen
ngợi trẻ, củng cố hành động tốt của trẻ.
Gợi ý 2: Không thấy trẻ kích động là hùa theo
Một số bà mẹ muốn làm giảm sự kích động của con, thường
dùng cách hùa theo con, tuy nhiên cách làm này càng khiến
trẻ kích động thêm chứ không giúp giải quyết tận gốc vấn đề.
Vì thế, khi trẻ có hành động thô bạo, kích động, mẹ cần thay
đổi sự chú ý của trẻ, rủ trẻ chơi đồ chơi hoặc trò chơi mà chúng
thích nhất. Nếu trẻ vẫn làm theo ý mình, mẹ cần bình tĩnh,
phớt lờ hoặc mặc kệ để trẻ tự giác ngừng hành động vô lí của
mình lại.
Đối với trẻ lớn hơn, chỉ cần không nguy hiểm, mẹ hãy để trẻ
trong một phòng khác, nói với trẻ phải ở đó bao nhiêu phút.
Chỉ cần nín khóc là có thể ra khỏi đó. Điều cần chú ý là, lúc này
mẹ cần để ý quan sát trẻ, nhưng không để trẻ nhìn thấy mẹ.
Gợi ý 3: Không nuông chiều trẻ
Nuông chiều chỉ khiến trẻ càng bướng bỉnh, ích kỷ, ý chí
kém cỏi, không biết kiềm chế bản thân mà thôi. Vì thế, hàng
ngày mẹ không nên quá nuông chiều trẻ. Khi trẻ yêu cầu
không hợp lí, cần từ chối dứt khoát ngay cả khi trẻ gào khóc.
Đồng thời mẹ cũng cần giúp trẻ biết được hành động nào là
đúng, hành động nào là sai, hành động nào có lợi hoặc có hại
cho bản thân và người khác. Như vậy trẻ sẽ biết kiềm chế cảm
xúc, tâm trạng của bản thân mình.
Ghi chép dành cho mẹ
Nóng nảy, thô bạo, kích động, khả năng kiềm chế kém
không có lợi cho sự hình thành nhân cách và tâm lí lành
mạnh của trẻ. Mẹ nên giúp trẻ khắc phục thói quen kích
động, cổ vũ trẻ kiềm chế tình cảm của mình. Đồng thời, mẹ
cũng cần là tấm gương sáng, để trẻ học hỏi từ bản thân mẹ
trong cuộc sống hàng ngày. Mẹ cũng không nên quá