KHÁC
Ý thức luôn coi mình là trung tâm thì ai cũng có, chỉ là có sự khác
biệt về mức độ và tốc độ phát triển mà thôi. Nếu một đứa trẻ có ý thức
cái tôi quá cao, thậm chí đến 6-7 tuổi vẫn chỉ biết đến bản thân thì đã
trở thành vấn đề nghiêm trọng. Những đứa trẻ này thông thường chỉ coi
trọng nhu cầu và lợi ích của bản thân, không chấp nhận quan điểm của
người khác. Trước những thông tin trái với hiểu biết của mình, trẻ sẽ
không thể chấp nhận, vì trẻ không hiểu, ngoài quan điểm của bản thân
mình, còn có thể có quan điểm khác. Trẻ cho rằng hoạt động tâm lí của
người khác hoàn toàn giống mình.
Trẻ có biểu hiện như vậy là vì khi gặp vấn đề không biết thay đổi
cách suy nghĩ, không đứng ở góc độ của người khác để suy nghĩ. Khả
năng thay đổi suy nghĩ là một trong những yếu tố cần thiết trong hoạt
động giao tiếp. Nếu trẻ không biết thay đổi địa vị để suy nghĩ sẽ dễ dẫn
đến ích kỷ, bướng bỉnh, khó có thể giao tiếp bình thường với mọi người,
thậm chí ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ.
Lam luôn cho mình là đúng, không bao giờ biết nghĩ cho
người khác.
Trong bữa ăn hôm đó, Lam lại giống mọi ngày, vừa ăn vừa
chơi, ăn vài miếng lại chạy vài vòng, sau đó mới trở lại ăn tiếp.
Mẹ thấy thế, liền gọi Lam vào bàn và nói: “Lam ơi, nếu sau này
con làm mẹ, con của con khi ăn cũng chạy nhảy nghịch ngợm
giống như con, con thấy thế nào? Con sẽ làm thế nào?”
Lam nghe xong, ngẩn người, xấu hổ cười. Cô bé vội vàng
ngồi xuống tiếp tục ăn cơm, Mặc dù Lam vẫn không thể kiềm
chế bản thân, thỉnh thoảng lại chạy đi, nhưng ngay lập tức ý
thức được lỗi của mình, còn nói: “Ôi, lại quên rồi.” Chứ không
bướng bỉnh, cố chấp như trước nữa.
Có lúc, cô bé không thể kiềm chế được sự thèm thuồng của
mình, ăn trước cả nhà, mẹ lại nói: “Nếu cha mẹ cũng ăn trước
những món mình thích giống như con, không cho con ăn nữa,
con có vui không?”
Dưới sự dẫn dắt của mẹ, Lam đã bắt đầu biết đặt mình vào vị
trí của người khác để suy nghĩ. Dần dần, cô bé thay đổi hẳn,
không còn bướng bỉnh và luôn cho mình đúng nữa.
Khi trẻ bướng bỉnh, hoặc gặp một vài vấn đề không thể giải quyết, mẹ
nên gợi ý để thử trẻ đứng ở góc độ của người khác suy nghĩ vấn đề và