Ghi chép dành cho mẹ
Sự hạn chế về độ tuổi và khả năng nhận thức khiến trẻ
chưa ý thức rõ những hậu quả của hành động của mình, vì
vậy mẹ có thể thông qua nhiều trò chơi và những sự việc
hàng ngày hướng dẫn trẻ biết suy nghĩ cho người khác,
đứng ở góc độ của người khác để đánh giá vấn đề. Khi trẻ
biết làm như vậy, sẽ dần dần hiểu người khác, thay đổi tính
ích kỷ, bướng bỉnh của bản thân và sống vui vẻ hòa đồng với
mọi người hơn.
KHOAN DUNG VỚI MỌI NGƯỜI
CHÍNH LÀ ĐỐI XỬ TỐT VỚI BẢN
THÂN MÌNH
Người có tính khoan dung có thể dễ dàng hóa giải mâu thuẫn, sống
hòa thuận với mọi người. Khoan dung cũng thể hiện sự tu dưỡng đạo
đức và lối sống đẹp của con người, cho thấy suy nghĩ sâu sắc. Nhìn
nhược điểm của người khác bằng con mắt bao dung sẽ khiến chúng ta có
mối quan hệ hài hòa, êm đẹp. Khoan dung với sở trường của người
khác, khiến chúng ta không ngừng học tập và không ngừng tiến bộ.
Tuy nhiên đa số trẻ em hiện nay đều coi mình là trung tâm, luôn
nghĩ đến bản thân mà không biết quan tâm đến người khác. Nếu người
khác làm sai chuyện gì, chúng rất khó tha thứ, thậm chí chỉ để ý đến
nhược điểm của họ. Có một số trẻ khi nảy sinh mâu thuẫn với bạn bè, về
nhà chỉ kể với mẹ bạn học đã sai như thế nào, mình đã làm đúng thế
nào. Lúc này mẹ cần có cái nhìn thấu đáo, vì để xảy ra việc không hay,
phải chăng con mình cũng có điểm không đúng?
Mẹ nên dạy trẻ không nên so đo tính toán, luôn luôn cảm thấy người
khác không đúng, đôi khi cần “lùi một bước để thấy trời cao, đất rộng”.
Cần học cách đối xử tốt với người khác. Khoan dung không có nghĩa là
bản thân yếu đuối, mà là sự độ lượng cần có trong cuộc sống.
Khi đi học về, Tú có vẻ không vui, mẹ liền hỏi em tại sao.
Hóa ra, hôm đó, cậu bạn Vương cùng lớp mượn Tú chiếc bút
chì, nhưng không cẩn thận làm mất, khiến Tú không có bút