chì viết bài. Nhưng Vương lại không thèm xin lỗi Tú, vì thế cô
bé thấy Vương làm thế không đúng chút nào.
Mẹ nghe xong, hỏi Tú: “Vậy hôm nay con không có bút chì
viết, có ảnh hưởng đến việc học bài không?”
“Không ạ, con mượn bạn khác bút, dùng xong trả lại bạn rồi
ạ
.” Tú nói.
“Ồ, như vậy à. Nếu không ảnh hưởng đến bài học của con,
con hãy tha thứ cho bạn Vương đi nhé. Bạn ấy cũng không cố ý
làm mất bút của con mà, chắc cũng quên “xin lỗi” con nữa,
con không nên so đo với bạn ấy làm gì, đúng không nào?”
Tú nghe mẹ nói, cảm thấy rất có lí, không còn bực tức nữa.
Có người hỏi Edison rằng ông đã nghĩ gì khi bị nhân viên phục vụ
tàu làm điếc tai. Câu trả lời của ông đều khiến mọi người ngạc nhiên:
Edison không hề mắng mỏ người nhân viên phục vụ tàu, mà còn trả lời
phóng viên với giọng hài hước: “Tôi phải cảm ơn anh ta vì đã cho tôi
một môi trường sống không có tiếng ồn, để tôi được tập trung hoàn toàn
vào việc thí nghiệm, phát minh!” Edison không chỉ đối xử khoan dung
với nhân viên phục vụ tàu, mà còn tìm ra động lực sáng tạo phát minh
trong hoàn cảnh khó khăn đó. Có thể thấy, khoan dung với người khác
đồng nghĩa với việc đối xử tốt với bản thân, để bản thân không khổ sở
với việc oán hận người khác. Khi chúng ta sống khoan dung, không báo
thù, so đo tính toán với mọi người, chúng ta cũng sẽ được người khác
tôn trọng và yêu mến, bản thân lại càng có nhiều bạn và những mối
quan hệ tốt đẹp hơn.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Để trẻ hiểu rằng ai cũng có nhược điểm
Mẹ cần dạy trẻ hiểu rằng: Bất cứ ai cũng có nhược điểm và lỗi
lầm. Đối với những nhược điểm của bạn bè, hoặc những việc
làm của người bạn trong lúc tâm trạng không vui, trẻ không
nên so đo. Khoan dung, tha thứ và hiểu người khác sẽ khiến
bản thân cảm thấy tốt đẹp hơn.
Gợi ý 2: Không truyền thói xấu cho trẻ
Để bồi dưỡng lòng khoan dung cho trẻ, mẹ không nên dùng
ánh mắt, hành động, lời nói nói xấu người khác trước mặt trẻ,
như vậy sẽ khiến trẻ có tâm lí đánh giá không tốt về người khác.