cảm nhận của người khác. Nếu khuyên bảo mà trẻ không nghe, mẹ có
thể lấy ví dụ cụ thể, dùng cách hoán đổi, đặt trẻ vào vị trí người khác để
trẻ suy nghĩ, hiệu quả sẽ cao hơn.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Hướng dẫn trẻ cảm nhận nhu cầu của người
khác
Thông thường, mỗi đứa trẻ đều hi vọng người khác đáp ứng
nhu cầu của mình mà rất ít khi biết đến người khác cũng có
nhu cầu. Nếu mẹ không kịp thời chỉ bảo, trẻ sẽ trở nên ích kỷ,
điều này không có lợi cho việc phát triển tính cách lành mạnh
ở
trẻ.
Vì thế, mẹ cần hướng dẫn trẻ học cách trải nghiệm cảm nhận
và nhu cầu của người khác: Nếu trẻ ở địa vị của người khác thì
sẽ nghĩ thế nào, sẽ làm thế nào? Như vậy, trẻ mới dần dần học
cách hiểu người khác, từ đó không còn tính ích kỷ nữa.
Gợi ý 2: Cùng chơi trò chơi thay đổi vai với trẻ
Khi trẻ còn nhỏ, mẹ hãy giúp trẻ học cách thay đổi suy nghĩ
bằng cách thường xuyên chơi trò thay đổi vai, trong trò chơi,
trẻ sẽ cảm nhận được suy nghĩ của người khác, rèn luyện khả
năng suy nghĩ đến người khác của trẻ.
Ví dụ, khi trẻ không nghe lời, mẹ có thể để trẻ đóng vai mẹ,
mẹ diễn vai trẻ, sau đó, “trẻ” không nghe lời, để “mẹ” dạy dỗ.
Qua trò chơi, trẻ sẽ dần dần cảm nhận được suy nghĩ của mẹ, từ
đó học cách đứng ở góc độ của mẹ suy nghĩ vấn đề, trở nên
ngoan ngoãn hơn.
Gợi ý 3: Hướng dẫn trẻ tránh xa tính ích kỷ
Một khi đã có tính ích kỷ, trẻ sẽ chỉ biết nghĩ cho bản thân,
không nghĩ đến cảm nhận của người khác. Một đứa trẻ như vậy
rất khó nhận được sự giúp đỡ của bạn bè và người khác, vì thế
dễ trở nên cô đơn, thất bại. Hàng ngày, mẹ cần giúp trẻ hiểu tác
hại của tính ích kỷ, giúp trẻ tránh xa tính cách không tốt này,
sống khoan dung, độ lượng, biết nghĩ cho người khác.