đối với trẻ, không thể quá “tằn tiện”. Thậm chí có người còn sai lầm cho
rằng, tiết kiệm là việc của những nhà nghèo. Do vậy, không ít người
chiều theo mọi ý thích của con cái, khiến con hình thành thói quen lãng
phí, lười biếng.
Tiết kiệm là thói quen rất tốt. Bồi dưỡng và hình thành cho trẻ thói
quen này từ nhỏ, sẽ có ích cho cả cuộc đời trẻ.
Đương nhiên, muốn bồi dưỡng thói quen tiết kiệm cho trẻ, bản thân
mẹ cần đề cao ý thức tiết kiệm, là tấm gương tốt giúp trẻ tích lũy kinh
nghiệm, biện pháp tiết kiệm. Như vậy trẻ mới có hành động tiết kiệm tự
giác.
Oanh năm nay 9 tuổi, cô bé có rất nhiều ưu điểm tốt, nhưng
lại có tật xấu là không tiết kiệm, lãng phí, thường xuyên mua
sắm bừa bãi theo ý thích. Một hôm, khi mẹ đón Oanh về nhà
thì nhìn thấy một ông lão đang bán báo ở cửa nhà. Mẹ rút tiền
đưa cho Oanh mua 10 tờ báo.
Oanh mua về, mẹ nói với cô bé: “Con hãy bán những tờ báo
này với giá mua vào, xem có thể bán dễ dàng không?” Với sự
ủ
ng hộ và giúp đỡ của mẹ, Oanh cũng phải mất rất nhiều công
sức mới bán hết 10 tờ báo. Sau đó, mẹ bảo cô bé đến hỏi ông
lão bán báo xem bán một tờ báo lãi bao nhiêu.
Sau đó Oanh được biết ông lão chỉ kiếm được vài đồng lãi
khi bán một tờ báo. Cô bé nhẩm tính, mất nhiều thời gian như
vậy mới kiếm được vài đồng, hơn nữa lại rất mất sức. “Mẹ ơi,
sau này con sẽ không tiêu tiền bừa bãi nữa, kiếm tiền không dễ
dàng chút nào cả.” Mẹ thấy con gái đã nhận ra lỗi của mình
nên khen ngợi con. Từ đó về sau, Oanh đã biết tiêu tiền tiết
kiệm hơn.
“Làm khi lành để dành khi đau” - câu thành ngữ nhắc nhở chúng ta
cho dù sống trong điều kiện nào cũng cần tiết kiệm. Nếu vì kinh tế no
đủ mà tự cho phép mình sống xa hoa lãng phí thì cũng có một ngày tiêu
hết tiền bạc mà thôi.
Vì thế, mẹ cần làm tấm gương tốt cho trẻ, nhắc nhở trẻ có ý thức tiết
kiệm, hình thành thói quen tốt.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Mẹ là tấm gương tiết kiệm cho trẻ học tập