thành cho con thói quen ỷ lại, cho rằng mình không làm xong
cũng không sao vì đã có mẹ giúp đỡ.
Có thể thấy, trẻ làm việc chậm chạp, không phải vì “ngốc” hay khả
năng làm việc kém, mà vì chúng luôn có thái độ trông chờ, nghĩ rằng
mình không làm xong sẽ được mẹ giúp đỡ. Dần dần, ý thức đó hình
thành thói quen ỷ lại của trẻ.
Để giúp trẻ sửa chữa thói quen xấu này, mẹ cần kiên nhẫn, không
nóng vội, sốt ruột, nếu không hậu quả càng tệ hại hơn. Đồng thời, cần
chú ý tổng kết các phương pháp, nâng cao tốc độ cho trẻ.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Mẹ không nên giúp trẻ làm hết mọi việc
Trong cuộc sống hàng ngày, khi trẻ làm việc lề mề, chậm
chạp, một số bà mẹ vì sốt ruột nên đã chủ động giúp trẻ làm.
Thực ra, như vậy không những không giúp trẻ thay đổi thói
quen lề mề, mà ngược lại còn khiến thói quen đó càng thâm
căn cố đế. Trẻ sẽ cho rằng, dù mình không làm xong thì cũng
có mẹ làm giúp. Dần dần, trẻ sẽ làm việc trong trạng thái chậm
chạp, chờ đợi, thậm chí trở nên lười biếng, ỷ lại.
Vì thế, mẹ cần khống chế ý nghĩ giúp trẻ làm việc, cần dùng
cách thức khác hướng dẫn trẻ làm, không nên để trẻ càng ngày
càng chậm chạp hơn.
Gợi ý 2: Ngừng việc đốc thúc, kiên trì khen ngợi
Khi trẻ làm việc lề mề, nhiều bà mẹ thích quát mắng, thúc
giục, nhưng kết quả càng thúc giục, trẻ càng chậm chạp. Vì thế,
mẹ nên ngừng thúc giục, trách mắng mà nên kiên trì khen
ngợi trẻ.
Mẹ cần quan sát biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày của
trẻ, ví dụ, một hôm nào đó thấy trẻ mặc quần áo nhanh hơn
thường ngày, liền lập tức khen: “Hôm nay con mặc quần áo
nhanh thế!”, “Hôm nay làm tốt lắm, mẹ vui lắm!” Những lời
khen này sẽ là động lực khiến trẻ muốn làm việc nhanh hơn.
Cần chú ý, khi khen ngợi trẻ, không nên nói: “Bây giờ con
mặc quần áo nhanh rồi, nếu làm bài tập mà cũng nhanh như
vậy thì tốt biết bao!” Khen là khen, không nên nhắc đến những
nhược điểm khác của trẻ. Như vậy mới kích thích động lực nội