MẸ NÊN DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? - Trang 135

tại của trẻ.

Gợi ý 3: Để trẻ “nếm mùi” hậu quả hành động của

bản thân

Không ngừng thúc giục trẻ không phải là một cách làm hay.

Mẹ hãy thỏa thuận trước với trẻ rằng sẽ không hối thúc nữa, mà
để tự trẻ sắp xếp thời gian của mình. Khi trẻ không có mẹ thúc
giục, làm việc chắc chắn sẽ lề mề hơn và sẽ gặp “hậu quả”, ví dụ
đi học muộn, không làm xong bài tập… Khi trẻ nếm trải “hậu
quả” này, mẹ cần phân tích cho trẻ hiểu: Tại sao trẻ đi học
muộn? Tại sao không làm xong bài tập? Sau khi hiểu ra
nguyên nhân, trẻ sẽ cảm thấy cần sắp xếp thời gian hợp lí và
tích cực làm việc hơn.

Sau đó, mẹ mới dạy trẻ làm thế nào nâng cao hiệu suất làm

việc, ví dụ trước khi đi ngủ chuẩn bị đồ dùng cho ngày hôm
sau, để đồ ở những nơi dễ lấy và tìm thấy…

Ghi chép dành cho mẹ

Làm việc lề mề, chậm chạp, không cần biết thời gian,

hiệu quả công việc thấp, điều này đương nhiên không có lợi
cho sự trưởng thành của trẻ. Vì thế, mẹ cần chú ý bồi dưỡng
thói quen làm việc cho trẻ, không ôm đồm làm giúp, khi
tốc độ làm việc của trẻ đã được nâng cao, mẹ cần kịp thời cổ
vũ, khen ngợi.

BÀ MẸ “LƯỜI” MỚI NUÔI DẠY ĐƯỢC

ĐỨA CON CHĂM CHỈ

Nếu mẹ gánh vác tất cả mọi việc trong gia đình, đương nhiên trẻ sẽ

không cần đụng tay vào bất cứ việc gì. Ngược lại, nếu mẹ “lười biếng”,
việc của trẻ phải tự trẻ làm lấy, mẹ không tham gia vào, dần dần, trẻ sẽ
hình thành thói quen chăm chỉ.

Đương nhiên, “lười” ở đây không phải là bà mẹ lười biếng thực sự.

Mẹ là đối tượng bắt chước của trẻ, nếu mẹ thực sự lười biếng, trẻ cũng sẽ
học theo mẹ, trở nên lười biếng, luộm thuộm. Chúng ta nói đến bà mẹ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.