km. Đây là con đường xuyên rừng, băng qua nhiều núi trong dãy
Himalaya và hơn 100 con sông. Hầu hết các đoạn đường đều bị rừng che
phủ và không thể sử dụng được. Con đường này đã được các lực lượng
Anh và Mỹ sử dụng nhằm cung cấp vũ khí, quân binh cho Trung Quốc
để chống lại Nhật Bản trong đại chiến II. Con đường cũng đã được
Tưởng Giới Thạch đặt theo tên của nhà chỉ huy quân sự Mỹ tại Trung
Quốc thời thế chiến thứ II: Joseph Warren Stilwell.
Đây là khu vực có địa hình gồ ghề, khúc khuỷu và phức tạp nhất
trên trái đất. Lớp vỏ địa cầu dường như đến đây thì đột nhiên đội lên vô
số nếp gấp, một số nơi có độ cao chênh lệch lên tới ba bốn ngàn mét.
Năm đó có một bức ảnh thời sự chiến tranh nổi tiếng khắp thế giới,
tấm hình chụp cảnh một đoàn xe tải Mỹ nối đuôi nhau chạy chầm chậm
loanh quanh con đường núi ngoằn ngoèo. Con đường đó nhỏ hẹp dị
thường, nhưng chỉ trong khoảng cách vài cây số ngắn ngủi, đã liên tiếp
xuất hiện mấy chục đoạn cua gấp, còn một bức khác thì không nhìn thấy
đoàn xe tải, mà chỉ thấy con đường núi quanh co, lượn vòng. Hai bức
ảnh đó đều có chung một phông nền - đó là đoạn đường lừng danh có
tên: “Con đường hai mươi bốn khúc cua”, nó chính là một phần của
tuyến đường Stilwell.
Khi tiến hành xây dựng con đường này, chiến tranh đang bước vào
giai đoạn ác liệt. Máy bay vận tải của không quân Mỹ viện trợ cho Trung
Quốc, liên tục đi đi về về phía trên những đỉnh núi nhấp nhô, nhưng do
khi đó máy bay đa phần là loại nhỏ, thêm vào đó điều kiện phi hành trên
khu vực này vô cùng khắc nghiệt, nên thường xuyên xảy ra tình trạng
máy bay rơi tan xác, tổn thất về người và của quả không thể tính đếm.
Nếu chỉ dựa vào đường hàng không thì khó lòng có thể viện trợ một cách
đầy đủ cho nhu cầu vật chất ngày một phình to khổng lồ của cả chiến
trường Trung Quốc, bởi vậy phía quân đội quyết định mở con đường đi
xuyên qua khu rừng nguyên sinh này.
Miến Điện lúc đó đang bị quân Nhật chiếm đóng, bộ đội công binh
Trung Quốc và Mỹ đã phải trả giá rất đắt để xây dựng con đường này.
Họ đào núi thông đường, bắc cầu qua sông. Trong lúc xây dựng cầu