mạnh, rách một miếng to, rồi từ đó mất hết cảm giác. Khi tỉnh lại, cậu
thấy mình vẫn nắm vật ấy trong tay, ấn một cái lại thấy có tiếng nói phát
ra nên Karaweik cảm thấy rất thích thú.
Theo luật lệ bất thành văn của đội du kích cộng sản Miến Điện,
trên chiến trường, những vật vô chủ và những vật trên cơ thể người chết,
ai nhặt được thì coi như của người ấy, còn ở đây chẳng có ba mục kỷ
luật, tám điều quy định gì cả, cũng chẳng hề có khái niệm “tất cả đều
phải xung công”, thế là cậu liền nhặt bỏ vào túi, định giữ làm của riêng.
Thế rồi đợi khi nhìn thấy năm người còn lại chẳng ai nói câu gì,
Karaweik mới mang vật đó đưa cho Tư Mã Khôi xem, muốn nhờ anh chỉ
cho cậu cách sử dụng như thế nào.
Nhóm mấy người quan sát vật mà Karaweik nhặt được, thì ra là đó
là chiếc máy thu âm loại nhỏ, kiểu cầm tay giống như máy dùng để
phỏng vấn, mặt ngang còn cắm chiếc micro có dây. Lúc này mọi người
mới vỡ lẽ, tiếng nói của người Anh nghe được lúc trong khoang máy bay
đều từ đây mà ra. Tư Mã Khôi đúng là lắc đầu bất lực với cái kiểu ngờ
nghệch, dạy mãi không khôn của người Miến Điện, nhưng sợi thần kinh
đang căng như dây đàn cuối cùng cũng chùng xuống một đoạn.
La Đại Hải giơ tay gõ đầu Karaweik một cái: “Ranh con nhà cậu,
suýt chút nữa khiến hồn vía bọn anh dạt nhà bỏ đi rồi đấy!”
Karaweik ú ớ chẳng hiểu chuyện gì xảy ra, khuôn mặt ngơ ngơ
ngác ngác.
Ngọc Phi Yến thấy cả hội chỉ là sợ bóng sợ gió, nhưng cuốn băng
trong máy ghi âm dường như có nhắc đến thông tin gì đó có liên quan
đến “hàng” nên trong lòng cô cũng đang có rất nhiều nghi hoặc khó lòng
giải thích. Gấp gáp muốn tìm đáp án từ trong cuốn băng, cô bèn quyết
định sẽ nghe lại từ đầu đến cuối, rồi sau đó căn cứ theo tình hình thực tế
để lấy hàng trong khoang. Nghĩ vậy, cô liền khuyên can: “Dù sao sai một
chút và sai một trăm chút cũng chẳng khác nhau là bao, các anh đừng
trách cứ người anh em nhỏ tuổi này nữa, cậu ta thì hiểu được gì chứ?”
Nói xong, cô lập tức tua lại cuốn băng, rồi cẩn thận nghe lại từ đầu, phát