Chương 1.5: Ma Trống
Hai người hợp sức nghĩ cách, tục ngữ nói rất hay: “Cứu người gặp
nạn chứ không cứu kẻ khốn cùng”, chúng ta đều là trang nam tử hán vai
năm tấc rộng thân mười tấc cao, không thể ngồi đây mà chờ Hạ Cần
người ta đến cứu tế, phải nhanh chóng tìm ra cách để an cư lạc nghiệp
mới được.
Có điều, cứ theo tình hình thực tế mà xét, trong khi đại Cách mạng
Văn hóa vẫn chưa kết thúc, thành phần công nông binh về cơ bản vẫn
làm việc theo lối mòn suy nghĩ: một cái hố trồng một củ cải, thì không
thể tìm nổi công việc nào cho ra hồn mà làm; thêm nữa Tư Mã Khôi và
La Đại Hải lại lăn lộn bao nhiêu năm trong quân đội Cộng sản Miến
Điện, từ trước đến nay nào hay biết pháp luật kỷ cương là thứ gì, khắp
mình rặt mùi khí du kích, làm sao cam tâm đến tận Hắc Long Giang heo
hút kia khai khẩn đất hoang. Chẳng còn cách nào hơn, họ đành chạy về
khu Hắc Ốc sống tạm bợ qua ngày.
Vùng ngoại ô Hắc Ốc vốn dĩ là nơi tập kết của những thành phần
nhàn rỗi lêu lổng dưới đáy xã hội, nó đồng thời cũng là danh từ thay thế
cho thế giới ngầm bản địa. Không biết bao nhiêu lần sở công an và ủy
ban cách mạng tìm cách xóa sổ ổ nhóm này, nhưng mãi đến tận bây giờ
vẫn không thể triệt tiêu hoàn toàn được. Năm đó, Tư Mã Khôi từng một
thời tung hoành ngang dọc nơi đây, bây giờ vẫn còn rất nhiều người
quen. Ở Trung Quổc, mối quan hệ là nguồn tài sản quan trọng nhất, nếu
muốn dấn thân vào xã hội, quen người tất sẽ thông đường, như vậy mới
có cơ hội kiếm miếng ăn, rốt cục ai sống mà chẳng phải ăn, sinh tồn là
tiền đề cho mọi hành vi xã hội, nếu không có cái ăn thì đừng nói đến kế
hoạch này nọ làm gì cho mệt.
Khi đó, khu Hắc Ốc chủ yếu sống nhờ vào con đường sắt, hàng tuần
đều có một chuyến tàu vận chuyển lơn sống từ Hồ Nam đến thẳng
Quảng Châu, sau đó dỡ hàng xuống xếp lên xe chở đến Hồng Kông. Cả
đi lẫn về tuốt tuột hết sáu ngày, trên toa tàu cần người phụ trách quét dọn