Hay nơi sâu trong đám sương mù rộng không bờ bến này, chính là
vương quốc của thần chết mà các truyền thuyết Chăm Pa đã nhiều lần
nhắc đến?
Tuyệt đưa cho Tư Mã Khôi chiếc máy điện đàm không dây đang cầm
trong tay, rồi nói: “Từ lúc xuồng bắt đầu đi vào sương mù, cái máy bộ
đàm này lại thu được loạt tín hiệu lai lịch không rõ ràng.”
Tư Mã Khôi cầm lầy chiếc máy từ tay Tuyệt, vừa nghe cô kể lại
chuyện xảy ra lúc trước, mới biết trong lúc mọi người bổ sung trang thiết
bị lần thứ nhất, Ngọc Phi Yến tìm thấy một máy bộ đàm chiến thuật
không dây hiệu PRS 25/77 do Mỹ sản xuất trong chiếc Rắn đen II của
đội thám hiểm Anh. Tuy ở sâu trong huyệt động cách biệt với thế giới
bên ngoài, thì vật này không có chút tác dụng gì, nhưng Ngọc Phi Yến
lại sợ sau khi thoát khỏi núi Dã Nhân, giữa biển cây rừng ngút ngàn
mênh mông, nếu không có phương liên lạc xin cứu viện, thì e rằng cả hội
cũng khó lòng đi qua nổi. Bởi vậy, bất kể hoàn cảnh gian nan đến đâu, cô
vẫn cương quyết giữ chiếc máy bên mình. Có điều lúc khí mêtan bốc
cháy, vỏ hộp ngoài cũng bị hư hỏng khá nặng, nên nó luôn ở trong trạng
thái mở và không tắt được, chẳng biết pin còn có thể duy trì được bao
lâu. Mãi đến khi mọi người trèo lên xuồng cao su, Ngọc Phi Yến mới dỡ
xuống đặt bên cạnh mình. Tuyệt nghe thấy có tiếng phát ra từ chiếc máy
điện đàm, hơn nữa bất kể thay đổi tần số thế nào, cũng chỉ thu được
những tạp âm như thể nó được phát ra từ thế giới bên kia. Có lẽ chiếc
máy điện đàm này trước đây đã bị người ta cố ý cải tiến chức năng, nó
không được sử dụng để thu phát những tín hiệu thông thường, mà chỉ
đặc biệt thu nhận một tần số duy nhất – tần số u hồn.
Tuyệt nhớ lại lúc mọi người bị trượt xuống đáy khe núi, bất ngờ bị
sương mù dày đặc bủa vây hoàn toàn, đúng lúc nguy cấp đó thì Nấm mồ
xanh dùng sóng điện và tín hiệu pháo sáng dẫn đường cho mọi người đi
vào đường hầm bụng rắn, nhờ vậy cả hội mới tạm thời thoát hiểm.
Nhưng khi hội Tư Mã Khôi chạm trán Nấm mồ xanh, thì phát hiện
đối phương không hề mang theo máy điện đàm, hơn nữa hắn ta cũng nói