nước chăc chắn sẽ không có sương mù, vậy tại sao sương khí gân đây
càng lúc lại càng dày đặc hơn? Và sóng điện trong sương mù phát ra từ
đâu vậy?”
Tư Mã Khôi suy đoán: “Đây là khí ẩm phát sinh do nước tù trong
lòng hồ ngầm quá sâu tạo nên, có lẽ nó không giống với sương mù do
Udumbara sản sinh.”
Trước đây, Tư Mã Khôi từng nghe anh Thiết Đông kể lại một vài
chuyện liên quan đến thông tin liên lạc, anh lại nói với Ngọc Phi Yến:
“Tôi chỉ biết, trong chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ có sử dụng một loại
máy điện đàm không dây có tính năng rất ưu việt, công suất cực cao, có
thể mang theo bên mình, đồng thời còn lắp đặt hệ thống cộng hưởng
băng tần kép, sử dụng được ở cả những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất; sau
khi cải tiến ống nghe, nó không chỉ thu được tất cả tần số như địa sóng,
thiên sóng, thậm chí trong một vài điều kiện đặc thù, nó còn có thể thu
được… những giọng nói vốn dĩ không thuộc về thế giới này.”
Ngọc Phi Yến không xa lạ với thông tin vừa được nghe, bởi vì lòng
đất có khả năng hấp thụ sóng điện từ rất mạnh, cho nên ngay từ đầu
những năm năm mươi, các nhà khoa học Mỹ đã lợi dụng địa sóng để tiến
hành liên lạc với vong hồn những người đã khuất, có điều sau đó có
thành công hay không thì cô không được biết. Lẽ nào tạp âm mà chiếc
máy điện đàm không dây thu được, lại đúng là lời thì thầm của những
vong hồn trong sương mù? Tòa thành Nhện Vàng của vương triều Chăm
Pa có phải là con đường dẫn đến vương quốc của tử thần không? Chẳng
lẽ màn sương đen mênh mông này chính là chiếc bóng của đôi cánh thần
chết hay sao?
Tư Mã Khôi biết vương quốc thần chết trong truyền thuyết Chăm Pa,
đại khái cũng giống với thành hàm oan trong quan niệm của người Trung
Quốc, nhưng chẳng ai rõ cõi u minh đó rốt cục có tồn tại hay không. Bởi
vậy, nhất thời anh cũng khó lòng phán đoán tình hình hiện tại cả hội
đang gặp phải là gì, chỉ có thể đặt ra giả thiết: “Nếu tín hiệu thần bí mà
chiếc máy bộ đàm không dây thu nhận được, quả thực là u hồn trong
sương mù mượn âm hoàn hồn, thì giờ đây chúng ta cũng chỉ còn cách