là được, còn chuyện trở về… thì đợi sau khi trở về nói tiếp cũng chưa
muộn”. Liền sau đó giáo sư bắt đầu quy hoạch tuyến đường tiến vào sa
mạc, đồng thời phân công cho những người còn lại kiểm đếm trang thiết
bị và dụng cụ.
Lưu Giang Hà một mình điều chỉnh chiếc bộ đàm quang học không
dây. Thắng Hương Lân cầm bảng kiểm đếm đang kiểm lại những thiết bị
cần mang theo để tránh trường hợp bị thất lạc mất món nào. Do đội thám
hiểm chuẩn bị tiến sâu xuống lòng đất, nên thiết bị chiếu sáng tât nhiên
là dụng cụ không thể thiếu.
Thời đó trong nước có rất ít mũ sắt và mũ leo núi chuyên dụng, dụng
cụ bảo hộ thường dùng khi xuyên sơn xuống động chỉ có mũ cối đan
bằng lá liễu, mà công nhân mỏ than thường đội khi xuống giếng quặng.
Dù vậy, chiếc mũ đó cũng có những ưu điểm nhất định, có thể duy trí
chiếu sáng trong một thời gian dài, độ xuyên thấu và cự ly của chum
sang rất ưu việt, thậm chí còn khiến người ta nảy sinh ảo giác nếu không
có vật cản phía trước, chùm sáng này cổ thể trực tiếp rọi đến tận tâm Trái
Đất.
Ngoài đèn quặng ra, đội thám hiểm còn chuẩn bị một số thiết bị chiếu
sáng đặc biệt khác, đó là đèn cacbua. Đây là sản phẩm của thời đại thiếu
thốn vật tư, hình thù của nó hơi giống với quả lựu đạn cán gỗ cầm tay
dưới cùng là cán, bên trên là thân đèn, hoạt động theo nguyên lý sản sinh
và đốt cháy axêtylen theo nhu cầu bổ sung nước vào cacbua canxi, bên
trong sẽ xảy ra phản ứng hóa học, bốc lửa màu trắng bạc ánh lên như
tuyết; nếu nồng độ khí cacbonic xung quanh quá cao, thì ánh lửa bên
trong thân đèn sẽ lập tức chuyển thành màu xanh biếc. Chính vì vậy, nó
không chỉ có tác dụng cung cấp ánh sáng nhu thông thường mà còn có
tác dụng đo lường chất lượng không khí.
Bạn đang đọc truyện tại blog Xú Ngư
Tư Mã Khôi đứng bên nhìn một hồi lâu, đột nhiên nói với Thắng
Hương Lân: “La bàn đa năng DME 62 loại quân dụng, máy ảnh Hải Âu
K205 chống lóa với thấu kính đơn, kính viễn vọng Chim Ưng độ phân