lại, bởi vậy, chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm khắp địa cung, hi vọng sẽ
tìm thấy phát hiện mới nào đó.”
Lúc này Thắng Hương Lân đã in thác bản xong, cô chỉnh sửa cho hoàn
thiện rồi cất chúng vào ba lô, chỉ để lại một trang đưa cho Tư Mã Khôi
xem, trang đó có ghi chép thông tin về cực vực.
Tư Mã Khôi đón lấy, thấy mấy bức hình đều thể hiện biển sâu sóng dữ
thét gào, trong đó không thiếu “cá voi thân khổng lồ, thuồng luồng dài
vạn trượng”. Tương truyền, khi xưa Vũ Vương chia chín châu, thăm dò
bốn cực, đo đạc tỉ mỉ hình thế của đồi núi sông suối, mới chặn được
nước chảy tự do về phía đông, hướng nước đến đại dương theo một con
kênh hẹp ở núi Long Môn dọc bờ Hoàng Hà, còn đại dương đó cụ thể đó
là Đông Hải hay Nam Hải thì không tài liệu nào có thể khảo chứng, chỉ
biết nơi dẫn nước lũ vào gọi là Vũ khư(4) . Có lẽ, “không động” nằm
giữa lớp vỏ và lớp phủ Trái đất chính là Vũ khư, có điều chuyện này họ
cũng không thể kiểm chứng, mà chỉ đoán mò theo cảm tính cá nhân mà
thôi. Tư Mã Khôỉ biết mấy hình vẽ này rất bất thường, liền bảo Thắng
Hương Lân cất cẩn thận, để sau này có lúc cần dùng đến, rồi anh giục
mọi người mau chóng rời khỏi đây, quay lại khu vực ven tòa địa cung.
Đối diện với cánh cửa đá của thành cổ có một cửa động giống như mộ
đạo, vừa cao lại rộng rãi, nhìn sâu vào trong thấy rất âm u lạnh lẽo, khác
hẳn với không khí nóng bỏng ngoài bồn địa Turpan dưới sa mạc Gobi.
[4] Vũ khư: tức là dấu cũ của Vũ Vương hay di chỉ Vũ Vương.
Đội khảo cổ bật đèn quặng gắn trước mũ bấc lên, từ từ tiến vào bên
trong. Đường hầm hoàn toàn trống trải, hai bên động cũng không hề có