oi bức, vợ kêu con khóc, nhộn nhạo cả lên, chỗ nào cũng toàn tiếng
gào hét, bầu không khí đặc quánh một mùi quái lạ khiến người ta
ngộp thở, cái sự đày đọa đó thật đúng là, tổ cha nó, không thể chịu
nổi. Thông thường, những chuyến tàu quá tải như vậy, đa số nhân
viên nhà ga đều rất lười soát vé, vì dẫu họ có muốn tận tụy với
công việc thì cũng đành bất lực, bởi vì không thể chen chân vào
nổi. Có điều, chuyến tàu hôm đó vừa vặn lại do tổ nhân viên Hồng
Kì phụ trách. Liên đội này liên tục mấy năm liền được vinh dự bình
bầu là tập thể tiên tiến, tất cả thành viên đều là nữ, người nào cũng
trẻ măng, những cô em này như được tiêm thêm tiết vịt, nên tinh
thần hừng hực nhiệt tình, chẳng sợ bẩn thỉu, lộn xộn gì cả, họ chen
chúc qua những khe nhỏ giữa đám đông để soát vé. Không những
vậy, họ còn giúp hành khách chuyển hành lý và mang cả nước
uống cho khách, thật đúng là tấm gương sáng lóa cho người khác
soi mình vào. Khổ một nỗi, hội Hải ngọng lúc đó lại chỉ sợ bị kiểm
tra, rồi tống cổ xuống tàu, nhưng may nhờ anh Thiết Đông đa mưu
túc trí, không biết kiếm đâu được một tờ báo rách, mặc kệ mọi
người xung quanh có muốn nghe hay không, anh cứ chủ động học
tập theo tinh thần của đồng chí Lôi Phong, thực hiện nghĩa vụ đọc
báo cho tất 1 khách trên toa cùng nghe, để tuyên truyền tư tưởng,
đường cách mạng của Mao Trạch Đông. Khi ấy anh Thiết Đông
làm bộ như rất nhập tâm, giọng đọc sang sảng, có khi còn ngang
ngửa với trình độ của mấy anh phát thanh viên trên đài truyền
thanh Trung ương ấy chứ. Mấy cô em soát vé thấy cảnh đó thì vô
cùng cảm động, thấy câu thanh niên kia sao mà vừa cao to đẹp trai,
tư tưởng lại giác ngộ, ngồi trên tàu mà còn tự giác đọc báo cho
quần chúng nghe, tuyên truyền tình thế tốt đẹp trước mắt của cách
mạng; người có tư tưởng giác ngộ đến mức ấy thì làm gì có chuyện
đi tàu còn trốn vé? Thế là, các cô bỏ qua hội anh, không cần soát
vé nữa, mọi người cũng nhờ vậy mới thoát nạn, nhưng lòng vẫn vỗ
cùng tự ti, mãi đến tận bây giờ cái bóng đen năm ấy vẫn còn lẩn
khuất đâu đó trong tâm tưởng. Thế rồi mọi người trốn khỏi Miến
Điện trở về tổ quốc, Hải ngọng lại cùng Tư Mã Khôi lên tàu làm
công việc khổ sai, và tất cả ký ức liên quan đến tàu còn lưu lại