trong đó có người Tochari ở Tây Vực và nước Diệt Hỏa ở Miến
Điện v.v… Đặc điểm chung của họ là đều nhuốm màu sắc thần bí
cô lập đậm nét, và có thể gọi chung tất cả hậu duệ của tộc Quỷ Nô
là bộ tộc Bái Xà, tức tộc người thờ rắn.
Người Bái Xà đã mang tất cả truyền thuyết li kì và thần bí của
dân tộc mình, chạm khắc lên bức tường đá của gian mật thất dưới
lòng đất. Theo sự lý giải của hội Tư Mã Khôi, những truyền thuyết
đó có lẽ chính là bia Vũ Vương chìm xuống vực sâu dưới lòng đất,
vĩnh viễn không còn lộ diện trước nhân thế, nhưng tộc người Bái
Xà lại vẫn còn vọng tưởng tìm thấy nó. Buồn thay, thiên số thì cao
mà địa số thì sâu, vực thẳm mù mịt, nên người thường không có
cách nào đặt chân đến đó.
Căn cứ theo những ghi chép mà tộc người Bái Xà để lại, muốn
đến được chỗ đặt tấm bia Vũ Vương dưới vực sâu, trước tiên bắt
buộc phải tìm thấy vật thể có tên là “nhật quỹ”. Vật thể lai lịch bất
minh và quái dị này, khả năng xuất hiện từ thời Thần Nông. Thông
qua sự khảo chứng chuyến đi lần trước của hội Tư Mã Khôi, thì
người cuối cùng tận mắt nhìn thấy nó có lẽ chính là Sở U Vương
thời Xuân Thu Chiến Quốc. Hơn hai ngàn năm từ đó về sau, ẩn số
còn cổ xưa hơn cả niên đại cổ xưa, vẫn ngủ sâu trong Thần Nông
Giá.
Hải ngọng nghe Tư Mã Khôi nói đến những chuyện này thì láu
táu phỏng đoán: “Lẽ nào gã Nấm mồ xanh bảy phần giống quỷ, ba
phần cũng không giống người kia, là người Bái Xà cổ đại?”
Tư Mã Khôi lắc đầu phủ định: “Nấm mồ xanh không có khả
năng nhận biết chữ triện cổ triều Hạ, vì vậy hắn có vẻ không phải
người Bái Xà bị diệt vong hàng ngàn năm về trước. Giờ đây, khuôn
mặt và thân phận thực sự của u hồn đó vẫn để lửng không lời giải,
nhưng dẫu có là ma quỷ, thì hắn cũng phải có một lai lịch nhất định
chứ”.
Ba người đều cảm thấy chuyện này vô cùng kì quái, nhưng vì
phục thù và chuộc lỗi, nên họ đành đặt mạng sống ra ngoài vòng