sinh tử, tiếp tục đi tìm lời giải. Họ đã chuẩn bị sẵn tâm lý để ứng
phó với mọi biến cố. Đêm hôm đó, hội Tư Mã Khôi tá túc trong thị
trấn Thương Bách. Ngày hôm sau, trời còn chưa sáng, Tư Mã Khôi
đã dậy, đi lòng vòng quan sát những ngôi nhà xung quanh, anh
không tìm thấy súng săn, liền tiện tay lấy một ít muối và dầu cây
tùng, sau đó để lại hai đồng chèn dưới bệ đèn.
Cuối cùng, anh và hai người bạn đồng hành thu xếp hành lý
chỉnh tề, quấn vải vào bắp chân rồi tiến vào núi sâu. Tuy không có
người dẫn đường, nhưng anh vẫn nắm được phương hướng đại
khái, trước tiên phải vượt đỉnh Thần Nông Giá cao nhất so với mực
nước biển, sau đó băng qua Yến Tử Ô, rồi tiến vào rừng rậm
nguyên sinh; còn làm thế nào tìm thấy đường hầm trong Âm Hà
Cốc, thì phải đợi vào núi trinh sát tỉ mỉ mới biết được.
Núi non ở Thần Nông Giá uy nghi, hiểm trở. Những dãy núi
trải dài ngút tầm mắt, trông đồ sộ, nhấp nhô, trùng trùng điệp điệp
nhiều tầng. Trong rừng mọc đầy lãnh sam, trúc gai và hoa đỗ
quyên dại. Lúc này, tiết trời đang lúc giữa thu, cả cánh rừng nhuộm
đỏ sắc hoa và xác lá khô, không những vậy, còn có vô số thác
nước, dường như mỗi một sơn cốc đều có dòng suối nước trong
vắt, xanh thẳm, tuôn chảy róc rách. Đi qua thị trấn Thương Bách
chính là cánh rừng nguyên sinh không bóng người, càng vào sâu,
rừng rậm càng um tùm, thần bí, khe núi hun hút, đỉnh núi xanh
thẫm, trùng độc rắn độc và các loài dã thú thường xuyên lai vãng.
Ở Miến Điện, Tư Mã Khôi vẫn thường phải chui rúc trong các
khu rừng rậm nhiệt đới, nhưng anh chưa bao giờ đi vào rừng rậm
nguyên sinh giống như Thần Nông Giá. Anh chỉ biết đỉnh Thần
Nông cách mặt biển 3000 mét, là ngọn núi chính cao nhất trong
quần thể núi Đại Ba. Nhưng đến khi bước chân vào, anh mới phát
hiện, các ngọn núi xung quanh đều sàn sàn giống nhau, địa thế
nhấp nhô đan xen, không thể phân biệt rõ ngọn núi nào là đỉnh
Thần Nông. Ngoài ra, cả dải rừng già núi thẳm này toàn là đỉnh núi
cao chót vót và vực sâu chằng chịt, nhiều nơi không có đường đi,