MÊ TÔNG CHI QUỐC TẬP 3: ĐẠI THẦN NÔNG GIÁ - Trang 165

Tư Mã Khôi hỏi cậu ta: “Tuy cậu là thanh niên tri thức từ thành thị đây
lên vùng núi này cải tạo tư tưởng, nhưng nghe nói cậu chưa bao giờ nhập
ngũ thì sao có thể hiểu rõ về các thiết bị quân sự như lòng bàn tay thế
hả?”

Thì ra, thành phần gia đình Nhị Học Sinh không tốt, trước giải phóng là
nhà tư bản ở Thượng Hải, đến đời cậu ta thì bất kể đi học hay vào xưởng
làm công nhân đều rất khó khăn, chứ đừng nói đến chuyện tòng quân.
Người anh họ khá khẩm nhất trong gia tộc cậu ta, từng tham gia binh
đoàn kiến thiết và sản xuất, đến vùng hoang hóa phía Bắc làm việc, như
thế đã cảm thấy vinh dự lắm rồi. Tham gia binh đoàn tuy rất gian khổ,
nhưng lại được phân phát vũ khí, còn được mặc quân phục, nên những
người xuất thân có vấn đề vốn dĩ đều không được phép tham gia. Anh họ
Nhị Học Sinh phải nhờ không ít mối quan hệ mới được phân vào binh
đoàn, quân phục cũng không có, nhưng quả thực cũng được phát súng
phát đạn như những người khác. Do mối quan hệ Trung Xô ngày một
xấu đi, nên năm 1969, hai bên đã xảy ra xung đột vũ trang kịch liệt trên
đảo Chân Bảo, sông Ussuri, sau đó xung đột tiếp tục diễn tiến dữ dội,
phía Liên Xô bày trận, hàng triệu lính dàn trải khắp biên giới tuyến sông,
Trung Quốc rơi vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu khẩn cấp một cách
toàn diện.

Đơn vị nông cụ của binh đoàn sản xuất kiến thiết, mà anh họ Nhị Học
Sinn đóng quân, cách tuyến biên giới rất gần, họ có thể cảm nhận một
cách chân thực đám mây đen chiến tranh đang vần vũ trên đầu. Một buổi
tối, sau khi anh ta vừa huấn luyện xong và trở về nhà đi ngủ, chăn chiếu
vẫn còn chưa kịp ấm, thì bỗng nhiên nghe thấy tiếng còi báo động, sau
đó điện đài thông báo phía Liên Xô đã xuất binh, thành phố Tề Tề Cáp
Nhĩ bên dòng sông Mẫu Đơn bị ném bom dữ dội.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.