cũng không phát hiện ra manh mối gì, đành quan sát thêm các
huyệt động còn lại.
[1] Lý: Đơn vị độ dài thời xưa của Trung Hoa, bằng khoảng 0,5
km.
Bích họa trong động đá bị bong tróc, hủy hoại nghiêm trọng,
chỉ nhận dạng được non nửa; có điều, nội dung dường như đều liên
quan đến nhau, xem hai đầu mút cũng không khó đoán ra phần nội
dung ở giữa, chỉ có sự kiện được ghi chép trong đó thì vô cùng
quái dị, khó hiểu. Ngoài Sở U Vương ra, còn có một cô gái trẻ
phong thái thướt tha, yểu điệu, rất bắt mắt. Cô gái đó eo thon, tóc
búi cao, mình mặc áo tay rộng, váy dài, mấy bức bích họa khác đều
vẽ thi thể và quan tài của cô ấy.
Nội dung mấy bức bích họa này rất đỗi li kì, bí ẩn. Theo Tư Mã
Khôi lý giải, nó hình như ghi chép lại sự việc Sở U Vương xin bộ
hài cốt đựng trong chiếc hộp một quẻ bói, và được vị vu sư đeo
mặt nạ đồng xanh phán rằng, đại họa sắp giáng xuống đầu ông ta,
bởi sẽ có vô số âm hồn đến đòi mạng, điều này khiến Sở U Vương
khiếp sợ, cả năm không dám ra khỏi cửa.
Một ngày, có người bắt được một con bạch ngư hiếm gặp trên
sông, mang đến dâng vua. U Vương nghe nói bạch ngư là do long
xà biến hóa thành, ăn vào có thể trường sinh bất tử, liền lệnh cho
người hầu đem nấu chín con cá, rồi bản thân ăn một nửa, nửa còn
lại để phần con gái. Con gái Sở U Vương thấy nửa con cá trắng,
vừa xấu hổ lại vừa tủi giận, phẫn nộ quát: “Thụ vương để cho ta
con cá đã ăn mất một nửa, là hạ nhục ta. Ta còn mặt mũi nào sống
trên đời nữa?”. Thế là, nàng treo cổ tự vẫn.
Sở U Vương mất con gái, trong lòng vô cùng đau khổ, táng thi
thể con gái ở cổng tây ngoài thành, quan tài bằng đá khảm vàng
ngọc, còn chôn theo rất nhiều kì châu dị bảo như bình bạc, yếm
ngọc làm đồ bồi táng, nhưng chuyện này luôn được giữ bí mật,
không truyền ra ngoài. Lão ta lại ra lệnh thả chim ưng trắng ở trong
thành, mời bách tính đến chiêm ngưỡng, sau đó cho người dụ chim