ưng và vô số nam thanh nữ tú cùng xuống mộ đạo công chúa, rồi
đột ngột đóng cánh cửa đá ngàn cân. Tất cả mọi người bất phân
thiện ác đều bị chôn vùi trong mộ. Lão ta đã dùng cách này để tuẫn
táng người sống theo người chết.
Sau đó, hàng đêm Sở U Vương chỉ cần chợp mắt, là thấy những
oan hồn tức tưởi tìm đến. Lão ta hoảng hốt ăn không ngon, ngủ
không yên. Vu thuật cho rằng: “Người chết thì cương, cương thì
huyết mạch kiệt, kiệt thì tinh lực diệt, diệt thì hình hài ruỗng, ruỗng
thì hóa cát bụi. Duy chỉ âm hồn không siêu thoát mới hóa thành dị
vật, ngụp lặn trong vực sâu cửu tuyền”.
Vì sao nói sau khi con người chết, âm hồn sẽ ngụp lặn dưới vực
sâu cửu tuyền? Bởi vì thời xưa cho ràng, dưới đất có hoàng tuyền,
đó chính là dòng nước ngầm phân bố theo tầng thứ, nơi sâu nhất
phải xuyên qua chín dòng suối. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được
xây dựng ở địa điểm rất sâu, mà căn cứ theo sử sách ghi chép thì
“xuyên qua tam tuyền mới đặt quan tài”. Điều đó có nghĩa, chỗ đặt
quan tài đã sâu xuyên thấu ba tầng nước ngầm dưới đất. Vực sâu
cửu tuyền cũng không hẳn có chín tàng nước ngầm thực sự, mà
chín chỉ là con số ám chỉ sự cực điểm, ý muốn nói nơi đó là sâu
nhất, không thể sâu thêm nữa, đấy là cõi u minh mà người sống
không thể đặt chân đến, chỉ có vong hồn mới tới được mà thôi.
Trước đây, người ta thường nói: “Nhắm mắt xuôi tay xuống cửu
tuyền”, cửu tuyền ở đây chính là vực sâu cửu tuyền.
Tương truyền, phía dưới biển Âm Dụ có một huyệt động, nơi
sâu nhất thông trực tiếp với mạch đất. Sở U Vương tin rằng, đó
chính là vực sâu cửu tuyền, giờ đây mộng thấy điềm gở, khả năng
là ác quỷ từ lòng đất ngoi lên đòi mạng. Lão ta ngẫm lại việc ngày
trước, trong lòng không khỏi day dứt nỗi ân hận muộn màng, nên
ra lệnh cho người mang tất cả những bảo vật quý giá nhất ném
xuống lòng động để trấn tà. Nhưng chẳng bao lâu sau, vị Sở U
Vương kia vẫn phải về âm ti nộp mạng.