vẫn còn phải giữ đạo tam tòng tứ đức, không được ra ngoài nửa
bước nữa kìa! Nhưng các cậu xem, bây giờ đại diện đa số phụ nữ
cách mạng như cô Khánh(2), chị Giang(3), có bao giờ phải lo lắng
vì mấy chuyện nội trợ dưa cà mắm muối vặt vãnh đâu?”
[2] Cô Khánh: hình tượng nhân vật phụ nữ hiện đại trong tiểu
thuyết “Đấu trí”.
[3] Chị Giang: là tên gọi thân mật của liệt sĩ cách mạng Giang
Trúc Quân.
Thắng Hương Lân thấy Tư Mã Khôi càng lúc càng xa đề, liền
nói: “Thực ra, chuyện bích họa có liên qua đến Sở U Vương ăn
bạch ngư, tuẫn táng người sống hay không, thì cũng không quan
trọng, mà câu đố thực sự nằm ở chiếc hộp đựng hài cốt đằng kia
cơ. Tôi cảm thấy bộ hài cốt này không phải hài cốt người”.
Mọi người vừa thì thầm bàn tán, vừa dò đường xuống sâu hơn,
phát hiện nội dung những bức bích họa ở nhiều nơi trong huyệt
động, còn sót lại đến tận ngày nay, ngắt quãng lúc có lúc không, đề
cập đến nhiều sự vật như “thần linh ma quái, chim trời cá bể, hoa
cỏ muông thú” v.v. .. Mỗi bức đều thể hiện trạng thái thiện ác, số
lượng bích họa nhiều không đếm xuể, trong khi đó những bức bích
họa có vẽ hình chiếc hộp thì lại vô cùng ít ỏi. Chiếc hộp thần bí
dường như là một bảo vật của nước Sở, đồng thời cũng là đồ tế lễ
vô cùng quan trọng, mà ngay cả bích họa trong địa cung mộ Sở U
Vương cũng có bóng dáng của nó, nhưng lịch sử thì lại không để
lại bất kì ghi chép nào. Điều này càng khiến nó trở nên quái dị,
thần bí hơn.
Bên trong chiếc hộp đựng một bộ hài cốt, nếu dựng đứng dậy
có lẽ cao gấp rưỡi Sở U Vương. Đúng như lời Thắng Hương Lân
nói, bộ hài cốt đó nhìn thế nào cũng không giống hài cốt loài
người, xương sọ và hốc mắt rất nổi bật, trên trán mọc thêm một con
mắt nằm ngang. Chiếc hộp đựng hài cốt cũng không giống hình
quan tài, mà dường như từ trong ra ngoài đều ẩn chứa một ý nghĩa
nào đó không thể giải đáp. Nhưng nếu bảo bộ hài cốt đó không