của đèn đồng. Cả hội chỉ nhìn thấy có một vật thể hao hao giống
loài thằn lằn bay vừa xẹt qua. Con vật này dài chừng nửa mét,
móng rồng, mỏ chim, cánh ngắn, đuôi dài. Nó sải cánh không một
tiếng động, nháy mắt đã mất dạng trong bóng đêm.
Mọi người sợ hãi thất sắc, vội vàng kéo Tư Mã Khôi nấp vào
vách hộp. Nhị Học Sinh lại châm thêm hai ngọn đuốc nữa đề
phòng có biến.
Tư Mã Khôi đau đến mức phải há miệng kêu, thấy ba lô vải
buồm đeo sau lưng bị đục thủng mấy chỗ, anh bất giác ớn lạnh. Tư
Mã Khôi lục ba lô lấy băng dính, bịt các chỗ vừa bị rách lại.
Cao Tư Dương nói: “Con vật này xuất quỷ nhập thần, chúng ta
rất khó phòng bị. Hình như nó là một con mãnh điểu thì phải?”
Nhị Học Sinh phân tích cho Cao Tư Dương nghe: “Về mặt cấu
tạo sinh học mà nói thì… con vật này cánh ngắn, đuôi dài, nên nó
không thể bay một cách đúng nghĩa, nên khi nãy nó chỉ trượt giữa
không trung nhờ lực quán tính thúc đẩy sau khi chạy nhanh mà
thôi. Móng vuốt của nó rất sắc và cứng, chắc nó có thể leo trèo
giữa các vách động dựng đứng. Vì vậy, chúng ta không thể gọi nó
là chim được”.
Hải ngọng phát biểu: “Tôi đoán, quá nửa là vịt tuyết núi
Himalaya, nghe nói giống này có thể quắp nguyên một con bò đực
bay vèo lên trời cơ đấy!”
Thắng Hương Lân nói: “Nhưng đây là rốn núi sâu phía tây Hồ
Nam, cách dãy Himalaya bao xa anh có biết không? Vả lại trong
huyệt động dưới lòng đất thì lấy ra sinh vật sống trong tuyết chứ?”
Tư Mã Khôi đón lấy bó đuốc từ tay Nhị Học Sinh nói: “Nhận
định của Nhị Học Sinh nghe còn có vẻ đáng tin cậy. Con vật đó
nửa giống rồng, nửa giống chim, có lẽ là một chi của loài chim cổ,
sở dĩ nó có thể bay mà không hề phát ra tiếng động là nhờ vào
khung xương rỗng. Loài này quanh năm cư ngụ dưới lòng đất, hai
mắt bị thoái hóa nên không sợ ánh lửa. Khu vực gần đây không có