thẳm và rộng vô biên, nếu so sánh với nó thì kính viễn vọng
Lopnor mà đội khảo cổ từng thâm nhập, quả thực chỉ là hạt cát nhỏ
bé trong biển cát bao la. Nếu dùng hình ảnh “trời” để hình dung về
nó thì cũng không ngoa.
Nhị Học Sinh hỏi: “Không rõ cái hộp đá mà Sở U Vương để lại
có ý nghĩa cụ thể gì nhỉ?”
Tư Mã Khôi đáp: “Chỗ này toàn là tượng điêu khắc bằng đá
hoặc bích họa khắc trên vách tường, hầu hết nội dung mô tả những
thông tin mà Sở U Vương muốn truyền đạt đến thần quỷ. Có điều
chúng ta như thằng mù đọc chữ, chẳng hiểu nội dung nó nói gì, chi
bằng thắp thêm ít đuốc nữa đi loanh quanh xem có tìm thấy gì khác
không”.
Mọi người tiết kiệm pin nên châm thêm ba cây đuốc nữa, không
dám thắp thêm đèn quặng. Dưới ánh lửa chập chòm lúc sáng lúc
tối, cả hội tiếp tục đi về phía trước tìm kiếm. Mỗi hướng trong hộp
đá đều có cửa động. Bên trong động, ngoại trừ những bức tường đá
được chạm khắc, còn đặt la liệt tượng đồng, có điều vẫn không
thấy chiếc hộp của Sở U Vương đâu cả. Mọi người vừa đi vừa
nhìn, xuyên qua rìa vách hộp là bước vào khu vực đáy hộp với
những sợi dây leo rủ xuống như rèm che, dưới chân có cây cầu đá
rất rộng, họa tiết vảy rồng to như viên ngói đó, chính là chiếc đầu
của thần thú “tải”.
Con quái vật thời Sở cõng càn khôn trên lưng, có hình dáng gần
giống với con rùa khổng lồ với cái đầu rồng, nhưng màu sắc thần
bí đậm nét hơn, hai đầu gắn trên hai cổ, nhưng không có mặt, thân
mọc nhiều chi, một nửa vươn lên trời nâng cây đèn chiếu u khổng
lồ, một nửa chống xuống đất để di chuyển, trên đầu phủ phục hai
con mãnh hổ, miệng ngậm vòng đồng to như cổ tay, khóa chiếc
hộp bằng dồng xanh, thể tích đủ chứa hai người chui vừa.
Đội khảo cổ thấy chiếc hộp thần bí quả nhiên là vật có thật,
lòng bất giác hồi hộp muốn nghẹt thở, vội vàng chạy lên trước,
định mở ngay ra xem bên trong có gì. Nhưng Tư Mã Khôi và Hải