chuyện tế ma vẫn thường diễn ra vào thời xưa, bởi vì người xưa
cho rằng: ‘Tất cả sinh vật có mạng sống và hình dạng của vật thể
chỉ là hư vô, vật chất sinh ra là do sự biến đổi âm dương, bởi vậy
mới có sinh và có tử’. Sau khi người chết đi sẽ hóa thành ma, chỉ
khi tế lễ thật nhiều, bậc đế vương mới biến thành rồng thăng thiên,
chứ không rơi vào hư vô, cỗ di hài chính là đồ tế lễ quan trọng
nhất.”
Những tình tiết này hoàn toàn trùng khớp với manh mối mà đội
khảo cổ nắm được từ trước. Sau khi Sở U Vương mất con gái, vô
số người dân đã bị tuẫn táng theo, rồi cơn ác mộng quấn chặt hàng
đêm khiến ông ta không thể ngủ yên. Ông ta lo sợ âm hồn trốn
thoát khỏi lòng đất, nên định tế tiếp hàng loạt người sống, nhưng
vu sư gieo phải quẻ hung, nên đành đặt báu vật này xuống đây để
trấn ma, đục đẽo nham thạch trong động thành tượng thú “tải”, che
lấp cửa động thông xuống Âm Sơn; sau đó ông ta lại gieo thêm quẻ
nữa, và lại là một quẻ hung. Sở U Vương nghi ngờ cỗ di hài có
xuất xứ dưới vực sâu kia không phải vật chốn nhân gian, có thể là
vật bị ma ám trên trần thế và là căn nguyên của mọi tai họa, nên
ông ta đã thả nó xuống núi Âm Sơn.
Nghe nói, thời Sở có con rùa thần, sống ba ngàn năm cuối cùng
vẫn không tránh khỏi cái chết, điều đó chứng tỏ tất cả những vật có
sinh mệnh và hình dạng trên thế gian đều có một ngày phải bước
tới hạn số của mình. Sở U Vương suy cho cùng cũng chỉ là người
trần, lần này chưa kịp ra lệnh cho vu sư gieo tiếp quẻ cát hung thì
đã thẳng đuội người tắt thở, hồn cưỡi rồng bay đi.
Thắng Hương Lân nói: “Bức bích họa gần cửa động mô tả quá
trình tế ma mà Sở U Vương vẫn chưa kịp tiến hành, và chỉ cần mở
chiếc tráp ngọc đựng trong hộp đồng, khiến cỗ di hài lộ ra ngoài,
thì âm phong sẽ tràn vào trong huyệt động, mây mù sương đặc ùn
ùn phun ra, lúc ấy chỉ có khám động này là nơi duy nhất có thể
dung thân. Cảnh tượng vẽ trong bức họa sau khi Sở U Vương cưỡi
rồng bay về trời, là mười mấy vị vu sư mặt đeo mặt nạ, đặt cỗ di
hài vào một vị trị đặc biệt trong động, cho tải mang nó xuống lòng