MÊ TÔNG CHI QUỐC TẬP 3: ĐẠI THẦN NÔNG GIÁ - Trang 34

Chương 1.4: Huyệt ma

Hội Tư Mã Khôi đều không hiểu ý của lão tóc bạc, những ghi

chép thần bí trong “Thánh kinh liệt vương ký” sao có thể liên quan
đến hắc động nằm gần tâm Trái đất được? Và kẻ địch cổ đại thực
ra là thứ gì?

Lão tóc bạc giải thích: kẻ địch cổ đại là chỉ những thứ nào đó

tồn tại trong hắc động dưới lòng đất, còn khởi nguồn nền văn minh
của các cổ quốc không giống nhau, mỗi nền văn minh đều tồn tại
tính độc lập và giới hạn nhất định, vì vậy nhận thức về nó cũng
không tương đồng. Ấn Độ cổ gọi nó là núi Sumeru(l) , là con mắt
khổng lồ có thể nhìn xuyên thấu đầu cuối thời gian, còn vương
triều Babylon thì cho rằng đó là “cây sáng thế”. Những truyền
thuyết cổ xưa này có thể chứng thực từ một mặt rằng: vị trí và thời
gian vực sâu xuất hiện đều không thể xác định.

[1] Núi Sumeru: là một ngọn núi tưởng tượng. Theo tư duy về

vũ trụ quan của Phật giáo, núi Sumeru hơn một triệu km, là nơi ở
của các đấng thần linh tối cao, là trục đứng của toàn vũ trụ, là
trung tâm của thế giới.

Ngay từ thời vương triều Hạ Thương cai trị, vì có bia Vũ

Vương chìm sâu trấn quỷ dữ, nên cổ nhân mới coi hắc động là
miếu thần. Bia Vũ Vương mà hậu thế còn lưu giữ, đều được đúc
căn cứ vào các họa tiết khắc trên thân minh khí đồng xanh từ thời
Ân Thương, Tây Chu. Trên tấm bia cũng dùng long triện triều Hạ
ghi chép một đoạn thế này, đại ý là: “Dẫu có là thánh hiền tiên
nhân thì cũng không thể phá giải được cửa ấy”. Nhưng từ cổ chí
kim, đếm không xuể biết bao người có ý đồ dòm ngó bí mật trong
miếu thần, mà mục tiêu của tổ chức ngầm Nấm mồ xanh cũng
chính là nó.

Cuối cùng, Tư Mã Khôi cũng hiểu ra ít manh mối, thì ra tấm bia

Vũ Vương đích thực đã bị ném xuống đáy vực sâu, nhưng đoạn ghi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.